Hvctcand.edu.vn



LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm giới thiệu nguồn tài liệu phong phú của Thư viện đến gần hơn với bạn đọc, giúp bạn đọc tìm kiếm, tra cứu tài liệu nhanh chóng, chính xác, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện phát hành Ấn phẩm “Thông tin tư liệu” Quý III/2019.

Ấn phẩm hệ thống và giới thiệu khái quát thông tin về các loại sách, tài liệu mới được bổ sung tại Thư viện trong Quý III/2019, bao gồm: tài liệu chính trị - xã hội – pháp luật, tài liệu công tác công an, báo, tạp chí. Trong đó, mỗi phần giới thiệu cụ thể tên tài liệu, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang và nội dung tóm tắt của tài liệu.

Ban Biên tập trân trọng giới thiệu tới bạn đọc. Trong quá trình biên tập, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của Ban Giám đốc Học viện, các đồng chí chuyên viên cao cấp và toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên để Ấn phẩm ngày càng hoàn thiện./.

Ban Biên tập!

I. CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - PHÁP LUẬT

1. An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

Tác giả: Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành// H. Chính trị quốc gia, 2016, -431tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh tài chính tiền tệ, thực trạng giám sát an ninh tài chính tiền tệ ở Việt Nam dưới hai góc độ vĩ mô và vi mô. Sách được chia làm 6 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh tài chính tiền tệ.

Chương 2: Tổng quan hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam.

Chương 3: An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam góc độ vĩ mô.

Chương 4: An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam góc độ vi mô.

Chương 5: Hội nhập quốc tế và những thách thức đối với an ninh tài chính tiền tệ.

Chương 6: Khuyến nghị và giải pháp bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2. Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017);

Tác giả: Quốc hội// H. Chính trị quốc gia, 2018, -495tr.

Tóm tắt: Cuốn sách là văn bản nhất thể hóa của hai văn bản luật gồm: Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/ 2017, cả hai Luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nội dung cuốn sách quy định về tội phạm và hình phạt. Sách kết cấu gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Những quy định chung.

Phần thứ hai: Các tội phạm.

Phần thứ ba: Điều khoản thi hành.

3. Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển Kinh tế - Xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam;

Tác giả: PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2018, -359tr.

Tóm tắt: Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lịch sử ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; những tác động và chính sách ứng phó với cách mạng công nghiệp 4.0…, từ đó tác giả đã đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam trong thời gian tới. Sách gồm 5 chương:

Chương 1: Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 2: Các xu hướng công nghiệp của cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 3: Kế hoạch hành động của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đối với cách mạng công nghiệp 4.0 và một số lưu ý đối với Việt Nam

Chương 4: Thực trạng của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 5: Một số đề xuất, giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0

4. Chính trị học những vấn đề cơ bản;

Tác giả: GS.TS Võ Khánh Vinh; PGS.TS Đỗ Minh Hợp// H. Khoa học xã hội, 2014, -420tr.

Tóm tắt: Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản của chính trị học gồm các nội dung: bản chất, mục đích và nội dung xã hội chính trị, quyền lực và xã hội, sự phân tầng chính trị, lực lượng chính trị, cá nhân và chính trị, hệ tư tưởng, tâm lý chính trị và văn hóa chính trị, tiến trình chính trị, chính sách quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.

5. Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí Minh;

Tác giả: Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm// H. Chính trị quốc gia Sự thật, 2017, -200tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích hoàn cảnh ra đời, chủ đề tư tưởng và kết cấu của tác phẩm “Tư cách người công an cách mệnh”. Từ đó, tác giả khẳng định những giá trị và sức sống bền vững của tác phẩm trên đối với quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân; đồng thời phân tích những bài học rút ra từ việc nghiên cứu tác phẩm trên. Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh

Chương 2: Giá trị và những bài học rút ra từ tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh

Chương 3: Công an nhân dân học tập, thực hiện Tư cách người công an cách mệnh.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử;

Tác giả: Hội đồng lý luận Trung Ương// H. Chính trị quốc gia, 2011, -266tr.

Tóm tắt: Cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả khẳng định rõ quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất cầm quyền trong điều kiện chính trị - xã hội ở Việt Nam. Các bài viết cũng phản bác lại các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch về vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời nêu ra những đề xuất góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình trước dân tộc và lịch sử.

7. Đạo giáo và những biểu hiện trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam;

Tác giả: TS Vũ Hồng Vận // H. Chính trị quốc gia, 2017, 203tr.

Tóm tắt: Đạo giáo là một tôn giáo cổ, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc, được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu về Đạo giáo, ảnh hưởng của Đạo giáo đến đời sống tinh thần, cũng như sự phong phú trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nội dung sách gồm 3 chương. Chương 1 đề cập đến sự ra đời, phát triển, những nội dung và đặc điểm cơ bản của Đạo giáo ở Trung Quốc. Chương 2 phân tích khái lược quá trình du nhập, phát triển, hoạt động tôn giáo, sự ảnh hưởng của Đạo giáo trên một số lĩnh vực ở Việt Nam. Chương 3 phân tích những biểu hiện của Đạo giáo trong một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.

8. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

Tác giả: Vũ Trọng Lâm// H. Chính trị quốc gia, 2018, -348tr.

Tóm tắt: Cuốn sách đi sâu phân tích cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó chỉ ra thực trạng và giải pháp về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Sách gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay;

Tác giả: Cao Văn Tống// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2012, -579tr.

Tóm tắt: Cuốn sách Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay tập hợp các bài viết của tác giả đăng trên Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Văn phòng cấp ủy, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Thanh tra, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Báo Nhân Dân,… về lý luận và thực tiễn vận dụng thực hiện phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng của các cấp ủy, tổ chức Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp chi bộ thời gian qua. Từ đó đề xuất việc tiếp tục đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là đổi mới phương pháp, hình thức, biện pháp, quy trình kiểm tra, giám sát trong việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra giám sát nói riêng. Cuốn sách gồm hai phần:

Phần 1: Quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức kiểm tra, giám sát và việc vận dụng thực hiện từ Đại hội X của Đảng đến nay

Phần 2: Một số văn bản của Đảng về phương thức kiểm tra, giám sát.

10. Giáo trình Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân;

Tác giả: TS. Bùi Thị Kim Hậu (chủ biên)// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2014, -260tr.

Tóm tắt: Cuốn giáo trình Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đề cập đến sự hình thành, phát triển của giai cấp công nhân; địa vị kinh tế - xã hội và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; quy luật ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của Đảng đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; liên minh giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Sách gồm 5 chương:

Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Chương 2: Sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân

Chương 3: Địa vị kinh tế - xã hội và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Chương 4: Quy luật ra đời, phát triển và vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Chương 5: Liên minh giai cấp của giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

11. Giáo trình Quản lý tài sản công;

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Bất; PGS.TS Nguyễn Văn Xa// H. Đại học Kinh tế quốc dân, 2017, -264tr.

Tóm tắt: Cuốn sách dùng cho đào tạo bậc đại học ngành Tài chính - ngân hàng, ngoài ra sách còn là tài liệu tham khảo dùng cho đào tạo bậc đại học các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản… và mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu. Cuốn sách gồm 8 chương cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về tài sản công và quản lý tài sản công

Chương 2: Quản lý tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp

Chương 3: Quản lý tài sản công thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Chương 4: Quản lý tài sản công tại doanh nghiệp

Chương 5: Quản lý tài chính đối với đất đai và các tài nguyên khác

Chương 6: Quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước

Chương 7: Quản lý tài sản dự trữ nhà nước

Chương 8: Định giá tài sản

Cuối mỗi chương còn có các câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm và các dạng bài tập giúp người đọc củng cố kiến thức và tăng cường kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm.

12. Giáo trình Quản lý học;

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền; PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà// H. Đại học Kinh tế quốc dân, 2018, -974tr.

Tóm tắt: Giáo trình Quản lý học giới thiệu những nội dung cốt yếu của quản lý theo cách tiếp cận quá trình quản lý. Cuốn sách được biên soạn dựa trên các tài liệu về quản lý trong nước và quốc tế, tác giả đã tiếp cận thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam, đảm bảo giáo trình mang tính “Việt Nam - cơ bản - hiện đại”. Nội dung cuốn sách gồm 20 chương, chia làm 7 phần: Phần A. Tổng quan về quản lý; Phần B. Môi trường quản lý; Phần C. Quyết định quản lý; Phần D. Lập kế hoạch; Phần E. Tổ chức; Phần F. Lãnh đạo; Phần G. Kiểm soát

13. Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1938);

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung, chủ biên// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2017, -304tr.

Tóm tắt: Cuốn sách do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung chủ biên với sự cộng tác nhiệt tâm của các chuyên gia uy tín viết về những tháng năm học tập, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, trở thành người cộng sản, hoạt động trên đất nước của Lênin trong những năm 1923-1924, 1927, 1934-1938. Cuốn sách gồm 5 chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi đến Liên Xô

Chương 2: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô giai đoạn 1923 -1924

Chương 3: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô năm 1927

Chương 4: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô giai đoạn 1934-1938

Chương 5: Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở Liên Xô (1923 - 1938).

14. Lịch sử Lào hiện đại - tập 1;

Tác giả: Nguyễn Hùng Phi, TS. Buashi Chalơnsus// H. Chính trị quốc gia, 2006, 233tr.

Tóm tắt: Cuốn sách trình bày cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp xâm lược (1893-1954). Với nhiều nguồn tư liệu phong phú, nội dung sách đã trình bày hết sức sinh động quá trình đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân các bộ tộc Lào, trong đó nổi bật là quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam và Lào chiến đấu chống kẻ thù chung. Quan hệ này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước hết sức chăm lo, dày công vun đắp trở thành quan hệ hữu nghị đặc biệt, thủy chung và trong sáng.

15. Mỹ - Nga chiến tranh chưa kết thúc;

Tác giả: Đại tá Lê Thế Mẫu// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2017, -371tr.

Tóm tắt: Cuốn sách Mỹ - Nga chiến tranh chưa kết thúc chia sẻ cùng bạn đọc góc nhìn về mối quan hệ Mỹ - Nga - hiện tượng phức tạp nhất, kịch tính nhất và quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định cục diện chính trị thế giới hiện nay cũng như trong những năm tới đang vận động không ngừng, năng động và linh hoạt, trong đó tiềm ẩn nhiều yếu tố rất khó đoán định.

Cuốn sách gồm 3 phần :

Phần 1: Mỹ - Nga: Chiến tranh lạnh 2.0 và chiến tuyến NATO mở rộng

Phần 2: Chiến tuyến XYRI

Phần 3: Chiến tuyến UCRAINA

16. Nietzsche và Triết học;

Tác giả: Gilles Deleuze// H. Tri thức, 2010, -283tr.

Tóm tắt: Với những phân tích chính xác và mang tính phê phán về triết học Nietzsche, Deleuze soi sáng tác phẩm của triết gia này - người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực, hình ảnh siêu nhân. Deleuze nhận thấy rằng “triết học hiện đại trình bày những hiện tượng hỗn độn biểu lộ sức sống mạnh mẽ và sự mãnh liệt của nó nhưng cũng chứa đựng những nguy hiểm đối với tinh thần, triết học Nietzsche tố cáo mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng Pháp nơi ẩn náu cuối cùng. Sách gồm 5 chương:

Chương 1: Bi kịch.

Chương 2: Hoạt năng và phản ứng.

Chương 3: Phê phán.

Chương 4: Từ phẫn hận đến mặc cảm tội lỗi.

Chương 5: Siêu nhân: Chống biện chứng Pháp.

17. Niên giám khoa học năm 2018;

Tác giả: Hội đồng Lý luận Trung ương// H. Chính trị quốc gia, 2019, 347tr.

Tóm tắt: Nội dung bộ sách gồm các báo cáo tư vấn, báo cáo chuyên đề phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; việc nghiên cứu, học tập của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Đảng bạn; kết quả các kỳ họp; các kết quả nghiên cứu khoa học chính trị tiêu biểu của Hội đồng Lý luận Trung ương; các kết quả chắt lọc, tổng thuật từ các công trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học lý luận chính trị có giá trị; các kết quả nghiên cứu, các chuyên đề đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh, Hiến pháp, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các kết quả nghiên cứu từ các cuộc hội thảo, trao đổi lý luận với các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới; các kết quả nghiên cứu, hoạt động, khảo sát tổng kết thực tiễn của các tiểu ban chuyên môn của Hội đồng.

Bộ sách Niên giám khoa học năm 2018 với 4 tập:

Tập 1 - Những vấn đề về Chính trị

Tập 2 - Những vấn đề về Kinh tế

Tập 3 - Những vấn đề về Văn hóa, xã hội và con người

Tập 4 - Những vấn đề về Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

18. Nga, Trung Quốc và trật tự thế giới mới: Lý luận và thực tiễn;

Tác giả: M.L. Titarenko, V.E. Petrovski// H. Chính trị quốc gia, 2017, -558tr.

Tóm tắt: Cuốn sách đi sâu phân tích cơ sở triết học của sự hình thành một trật tự thế giới mới, xác định mối quan hệ giữa Nga với các nước đại lục Á - Âu, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tiến trình hội nhập Á - Âu. Sách được chia làm 3 chương:

Chương 1: Những cơ sở lý luận - triết học của cấu trúc thế giới mới.

Chương 2: Nga và Trung Quốc trong hệ thống quản trị toàn cầu.

Chương 3: Nga, Trung Quốc với triển vọng an ninh và hợp tác khu vực.

19. Những câu hỏi thường gặp trong luật cư trú, luật căn cước công dân, luật hộ tịch;

Tác giả: TS Phạm Đình Chi// H. Công an nhân dân, 2018, -200tr.

Tóm tắt: Cuốn sách được chia làm 3 phần mỗi phần chia thành các mục cụ thể giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc thường gặp trong vấn đề về cư trú, căn cước công dân, hộ tịch cụ thể như sau:

Phần 1: Luật cư trú

A: Luật cư trú năm 2006

B: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú

C: Hỏi đáp về luật cư trú

Phần 2: Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13

A: Nội dung luật căn cước công dân

B: Hỏi đáp về luật căn cước công dân

Phần 3: Luật hộ tịch số 60/2014/QH13

A: Nội dung luật hộ tịch

B: Hỏi đáp về luật hộ tịch.

20. Những chặng đường lịch sử;

Tác giả: Đại tướng Võ Nguyên Giáp// H. Chính trị quốc gia, 2018, 647tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề cập đến hai thời kỳ đấu tranh cách mạng có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc - chuẩn bị giành chính quyền và năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở thời điểm lịch sử trọng đại đầy khó khăn thử thách ấy, tác giả đã tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mà vận nước được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”.

21. Những điểm mới trong các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Viết Thông// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2018, -64tr.

Tóm tắt: Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản và mới của các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, phục vụ việc học tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, công tác. Sách gồm 3 nội dung phân tích những điểm mới trong 3 nghị quyết, cụ thể:

- Những điểm mới trong nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

- Những điểm mới trong nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

- Những điểm mới trong nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

22. Những biến động trong đời sống tôn giáo hiện nay và tác động của nó đến lối sống của người Việt;

Tác giả: PGS.TS Đỗ Lan Hiền (Chủ biên)// H. Chính trị quốc gia, 2017, -383tr.

Tóm tắt: Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khái quát về tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam, những biến động theo chiều lịch sử của đất nước và tác động của tôn giáo đến lối sống người Việt trên các phương diện: hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng xử với thiên nhiên; ứng xử với xã hội. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu về tâm linh, tôn giáo của mọi giai tầng xã hội đang thể hiện một cách phức tạp.

23. Phòng chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam mệnh lệnh của cuộc sống;

Tác giả: Nguyễn Bá Dương// H. Chính trị quốc gia, 2015, -343tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề then chốt nhằm vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt và tác hại của chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam do các thế lực thù địch gây ra. Sách gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Bản chất “cuộc cách mạng lý luận” và âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.

Phần thứ hai: Thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - chiêu trò mới của “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.

Phần thứ ba: Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới - trách nhiệm của chúng ta.

24. Phòng chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn;

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Đắc Hoan (Chủ biên)// H. Công an nhân dân, 2018, -383tr.

Tóm tắt: Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước “Tội phạm có sử dụng bạo lực và phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay” của Học viện Cảnh sát nhân dân, trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đồng thời là kết quả của việc nghiên cứu, khảo sát tại nhiều địa phương, lấy ý kiến chuyên môn của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ, chuyên gia, các nhà khoa học đang trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, chiến đấu, nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau của Bộ Công an, các trường CAND, công an tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

25. Quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1986-2016;

Tác giả: TS Lê Viết Duyên// H. Chính trị quốc gia, 2017, 228tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách tập trung trình bày khái quát các khía cạnh liên quan đến việc phân tích các chính sách đối ngoại của Việt Nam, quá trình điều chỉnh, phát triển cả về tư duy, hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN trong 30 năm đổi mới, đồng thời đánh giá triển vọng và đưa ra kiến nghị về chính sách của Việt Nam với ASEAN trong 10 năm tới.

26. Quy định và hướng dẫn thực hiện quy định xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm;

Tác giả: Ủy ban kiểm tra Trung Ương// H. Thông tin và truyền thông, 2015, -82tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách làm rõ 3 vấn đề trọng tâm gồm các quy định của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện một số điều trong Quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, những vấn đề cần nắm vững trong Quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

27. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn và ứng phó của Việt Nam;

Tác giả: Nguyễn Bá Dương// H. Chính trị quốc gia, 2019, -251tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản về các nước lớn, nhận diện và chỉ ra các nước lớn trong thế giới đương đại, sự điều chỉnh chiến lược của họ tác động đến Việt Nam, phân tích nguyên nhân của sự điều chỉnh và những tác động thuận, không thuận đối với việc giữ gìn an ninh và phát triển bền vững của Việt Nam. Sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn.

Phần thứ hai: Những vấn đề đặt ra đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

28. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ và Nga đối với Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh;

Tác giả: Bùi Thị Thảo// H. Chính trị quốc gia, 2016, -403tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những điều chỉnh chính sách của Mỹ và Nga đối với Việt Nam thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, từ đó đưa ra những nhận xét, dự báo về mối quan hệ này trong tương lai. Sách gồm 3 chương:

Chương 1: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991-2015).

Chương 2: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991-2015).

Chương 3: Một số nhận xét về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ và Nga đối với Việt Nam.

29. Tài liệu tập huấn chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Tác giả: Bộ Công an// H. Hà Nội, 2014, -396tr.

Tóm tắt: Cuốn sách là tài liệu quý giá phục vụ tốt yêu cầu tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về Hiến pháp và pháp luật cho lãnh đạo, cán bộ làm công tác thực tiễn. Nội dung cuốn sách được chia gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013.

Phần thứ hai: Phụ lục, gồm Hiến pháp năm 2013, các văn bản chỉ đạo và văn bản triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

30. Tập Cận Bình – về quản lý đất nước Trung Quốc tập 1;

Tác giả: Nhiều tác giả// H. Chính trị quốc gia, 2018. -631tr.

Cuốn sách gồm 18 phần, phản ánh sự phát triển của Trung Quốc và nội dung chủ yếu của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Cuốn sách đã ghi lại một cách sinh động thực tiễn quá trình Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân dẫn dắt toàn Đảng, nhân dân các dân tộc ở Trung Quốc kiên trì phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

31. Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes;

Tác giả: Michel Beaud, Gilles Dostaler, Nguyễn Đôn Phước (dịch)// H. Tri thức, 2008, -690tr.

Tóm tắt: Trong kinh tế học, sách về lịch sử tư tưởng kinh tế của Michel Beaud và Gilles Dostaler có một vị trí đặc biệt. Nội dung cuốn sách mang đến cho người đọc một tư duy “phê phán” về kinh tế học, với tính đa nguyên, phức tạp và biện chứng của nó, xa lạ với mọi tư duy “tuân phục” thường giản đơn, phiến diện hay một chiều. Cuốn sách còn giúp cho người đọc hình dung không gian tự do tư duy của những trường đại học tự trị ở Phương Tây. Cuối sách có phần từ điển giới thiệu tóm tắt tiểu sử sự nghiệp và tư tưởng của 150 nhà kinh tế đương đại và hai phụ lục. Bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Đôn Phước thực hiện cung cấp một công cụ tra cứu quý giá cho người nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên và những ai muốn theo dõi những trào lưu tư tưởng kinh tế hiện đại.

32. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

Tác giả: Trần Đại Quang// H. Chính trị quốc gia, 2018, -711tr.

Tóm tắt: Cuốn sách tập hợp các bài viết, bài phát biểu, nói chuyện, trả lời phỏng vấn của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Các bài viết thể hiện sâu sắc chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực công tác góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

33. Thể chế phát triển nhanh - bền vững. Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới;

Tác giả: Trần Quốc Toản// H. Chính trị quốc gia, 2019, -656tr.

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm các bài viết của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; khái niệm, nội dung, bản chất của thể chế phát triển nhanh và bền vững, vai trò của thể chế, mối quan hệ giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế trong quá trình phát triển. Sách được kết cấu gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Thể chế phát triển nhanh - bền vững. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế.

Phần thứ hai: Thể chế phát triển nhanh - bền vững. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới.

34. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng - Hồi ức;

Tác giả: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Phạm Chí Nhân// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2018, -368tr.

Tóm tắt: Cuốn sách Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng là sự hồi tưởng lại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những quyết sách chiến lược của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh - Bộ thống soái tối cao - từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất. Trí tuệ của một tập thể tài năng thuộc lớp cận vệ đầu tiên chói sáng ở thời điểm lịch sử quyết định dẫn dắt dân tộc ta đi đến đích vinh quang. Với bản tính điềm đạm và đôn hậu vốn có, ông viết về các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, sĩ quan từ Tổng hành dinh đến những nhà lãnh đạo các chiến trường - những người đồng chí, đồng đội - một cách thân thiết, chân thành, hết sức trân trọng. Cuốn sách cũng cho thấy nhãn quan chiến lược, sự sáng suốt và nhạy bén, tinh thần quyết đoán của Bộ thống soái tối cao, đặc biệt trong những thời cơ lớn, cũng như tinh thần làm việc toàn tâm, toàn ý, mưu trí, sáng tạo của các cơ quan Tổng hành dinh. Tất cả được thể hiện trong 10 chương sách:

Chương 1: Trận “Điện Biên Phủ trên không”

Chương 2: Hội nghị lịch sử

Chương 3: Kế hoạch cơ bản và kế hoạch thời cơ

Chương 4: Hạ quyết tâm chiến lược

Chương 5: Đòn điểm huyệt

Chương 6: Chuyển cuộc tiến công thành tổng tiến công

Chương 7: Trận Sài Gòn bắt đầu

Chương 8: Giải phóng Trường Sa

Chương 9: Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chương 10: Đôi dòng suy ngẫm.

35. Thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay;

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Giang; TS Đinh Ngọc Giang// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2011, -240tr.

Tóm tắt: Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt các vấn đề trong thực tiễn hiện nay, nhiều tổ chức đảng, đảng viên nhận thức cũng như thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật chưa đầy đủ, nghiêm túc. Không ít cấp ủy quan niệm, Đảng là cơ quan lãnh đạo thì phải tham gia vào mọi việc của Nhà nước cũng như xã hội, Nhà nước chỉ là cơ quan chấp hành dẫn đến tình trạng bao biện, lấn sân. Nơi này, nơi khác vẫn còn tình trạng tổ chức đảng ra nghị quyết để trực tiếp giải quyết những công việc cụ thể, sự vụ mà lẽ ra đó là công việc của các cơ quan khác…. Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện tốt nguyên tắc đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

36. Tự do hội họp trong luật nhân quyền quốc tế;

Tác giả; Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Lê Thúy Hương// H. Hồng Đức, 2017, -314tr.

Tóm tắt: Tự do hội họp là quyền con người cơ bản được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế và hiến pháp của hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuốn sách tập hợp những văn kiện quốc tế và khu vực có liên quan trực tiếp đến quyền tự do hội họp gồm: các nghị quyết của hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc liên quan đến quyền tự do hội họp hòa bình, báo cáo của báo cáo viên đặc biệt Liên Hợp quốc về quyền tự do hội họp hòa bình, hướng dẫn của OSCE về tự do hội họp hòa bình, sổ tay hướng dẫn giám sát tự do hội họp hòa bình của OSCE, quyền tự do hội họp trong một số phán quyết của tòa án nhân quyền Châu Âu, quyền tự do hội họp trong pháp luật của một số quốc gia.

37. Trung Quốc nhìn từ nhiều phía

Tác giả: Nhiều tác giả// H. Tri thức, 2015, -538tr.

Tóm tắt: Cuốn sách tập hợp 23 bài viết của một số học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về Trung Quốc. Nội dung các bài viết chủ yếu tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc và những ảnh hưởng có thể có của nó trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay.

38. Văn kiện Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam// H. Chính trị quốc gia, 2010, -550tr.

Tóm tắt: Cuốn sách hệ thống các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta qua các thời kỳ xây dựng đất nước. Các văn kiện được công bố trong cuốn sách này mang tính chỉ đạo đường lối trong cả một giai đoạn, một quá trình được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960) đến nay.

39. Văn hóa và khoa học về văn hóa;

Tác giả: TS. Trần Thanh Giang; PGS.TS Đỗ Minh Hợp// H. Chính trị Quốc gia sự thật, 2017, -440tr.

Tóm tắt: Cuốn sách giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về văn hóa và khoa học về văn hóa, tiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa; các hiện tượng văn hóa; vai trò của văn hóa trong cuộc sống của con người và xã hội; phân biệt rõ khái niệm văn hóa và văn minh; phân loại các nền văn minh trên thế giới. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu một số loại hình và tính chất của văn hóa; sự thay thế hệ chuẩn văn hóa học; các định hướng văn hóa xã hội của các nền văn minh khu vực…Sách gồm 10 chương:

Chương 1: Nguồn gốc của văn hóa

Chương 2: Hiện tượng văn hóa

Chương 3: Văn hóa và phản văn hóa

Chương 4: Văn hóa và văn minh

Chương 5: Tâm tính với tính cách một loại hình văn hóa

Chương 6: Tính đa dạng và thống nhất của văn hóa

Chương 7: Khủng hoảng nội tại của văn hóa

Chương 8: Sự thay thế hệ chuẩn văn hóa học

Chương 9: Chủ nghĩa nguyên giáo và cách tân trong văn hóa

Chương 10: Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

40. Vấn đề chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin;

Tác giả: Trần Chí Mỹ, Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch// H. Chính trị quốc gia, 2010, -699tr.

Tóm tắt: Cuốn sách phân tích vấn đề chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, làm rõ từng luận điểm đã xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nào, các ông đã phải đấu tranh ra sao để bảo vệ quan điểm của mình, những luận điểm đó đã được bổ sung và phát triển thế nào trong xã hội hiện thực. Sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong các tác phẩm của C.Mác và ph.Ăngghen.

Phần thứ hai: Sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa xã hội khoa học trong các tác phẩm của V.I.Lênin.

41. Vấn đề xây dựng chỉnh đốn Đảng trong văn kiện đại hội XII;

Tác giả: Bộ Quốc Phòng// H. Chính trị quốc gia, 2016, -286tr.

Tóm tắt: Cuốn sách đi sâu phân tích những nội dung cơ bản về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đổi mới nội dung, phương thức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Sách được kết cấu gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Nội dung cơ bản về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Phần thứ hai: Định hướng quán triệt tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội XII về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.

III. BÁO – TẠP CHÍ

1. An ninh nông thôn nhìn từ góc độ nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

Tác giả: Phan Văn Long// Tạp chí An ninh nhân dân. Số chuyên đề - Số 4/2019. – Tr.37-40.

Tóm tắt: Nhận thức về an ninh nông thôn hiện còn nhiều quan điểm khác nhau cần được nghiên cứu, trao đổi. Bài viết tập trung bàn về nhận thức an ninh nông thôn, dưới góc độ nông nghiệp, nông thôn và nông thôn với tư cách là một bộ phận của an ninh quốc gia; từ đó góp phần bổ sung, làm rõ những luận điểm cơ bản trong nội hàm an ninh nông thôn, đồng thời nâng cao hiệu quả thực tiễn công tác bảo vệ an ninh nông thôn trong tình hình mới.

2. Bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo trong bối cảnh mới;

Tác giả: Trần Việt Thái// Tạp chí Cộng sản. - Số 921 (7/2019). – Tr.22-28.

Tóm tắt: Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới môi trường đối ngoại của nước ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường” sang một trật tự mới với một đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có những thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều diễn biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ dẫn tới thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực Đông Nam Á chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng ASEAN; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo chính xác được chiều hướng vấn đề trong thời gian tới.

3. Cần cách mạng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp;

Tác giả: Nguyễn Tùng Lâm// Tạp chí Thông tin và Truyền thông. Kỳ 2-Số 348/2019. – Tr.30-31.

Tóm tắt: Việc kí kết các Hiệp định Thương mại CPTTP và EVFTA tạo cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu. Thuận lợi lớn song không ít thách thức cũng đan xen, đòi hỏi có các giải pháp căn cơ và đồng bộ để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Trong đó chúng ta cần có một cuộc cách mạng về khoa học công nghệ và cách mạng về công nghiệp trong sản xuất hàng hóa nông sản trong thời gian tới.

4. Chính quy hóa lực lượng công an xã - yêu cầu khách quan, cấp bách trong bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn hiện nay;

Tác giả: Bùi Quang Chi// Tạp chí Công an nhân dân. - Số6/2019. – Tr.86-90.

Tóm tắt: Bài viết đánh giá khái quát vai trò của lực lượng công an xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong việc xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng này trong gần 70 năm qua; đồng thời đưa ra những căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn chính quy hóa lực lượng công an xã là yêu cầu khách quan, cấp bách bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực nông thôn trong tình hình mới.

5. Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Tác giả: Nguyễn Phú Trọng// Tạp chí Cộng sản. - Số 921 (7/2019). – Tr.3-9.

Tóm tắt: Ngày 30-5-2019, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bài viết quan trọng định hướng cấp ủy các cấp triển khai tổ chức thực hiện thật tốt Chỉ thị số 35-CT/TW. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu nội dung bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

6. Dân chủ đại diện và cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ đại diện;

Tác giả: Nguyễn Thị Việt Hương// Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Số 6 (374)/2019. – Tr.3-11.

Tóm tắt: Bài viết phân tích bản chất của dân chủ đại diện, mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, phạm vi, vai trò và tính tất yếu thực hiện dân chủ đại diện trong nền dân chủ hiện đại. Bài viết đi sâu phân tích các khía cạnh lý luận về cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ đại diện. Thông qua đó, bài viết gợi mở hướng tư duy về hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ đại diện, phúc đáp yêu cầu xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

7. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức;

Tác giả: Cao Vũ Minh// Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 7 (375)/2019. – Tr.8-17.

Tóm tắt: Công chức vi phạm Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật như: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về hình thức kỷ luật giáng chức, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.

8. Hợp tác an ninh Nhật - Mỹ dưới ý tưởng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng của tổng thống Donald Trump;

Tác giả: // Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. - Số5 (219)/2019. – Tr.3-14.

Tóm tắt: Nội hàm chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng” đã được tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. Nhật Bản, mặc dù là một trong những đồng minh thân cận hàng đầu của Mỹ trong khu vực, đã có những phản ứng khác nhau đối với chiến lược này. Bài viết khảo sát và làm rõ hơn những nội dung mang tính chất tương tác chính sách và hành động của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt ở khía cạnh an ninh tập thể trong khuôn khổ ý tưởng “chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

9. Khoác áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học – Mối nguy hại cần bóc trần và loại bỏ;

Tác giả: Hoàng Chí Bảo// Tạp chí Cộng sản. - Số 923 (8/2019). – Tr.39-47.

Tóm tắt: Chủ nghĩa khách quan theo nghĩa đúng đắn, thực chất của khái niệm này là thái độ, quan điểm tôn trọng sự thật khách quan, luôn xuất phát từ hiện thực khách quan, tức là thực tiễn để nghiên cứu. Tôn trọng “cái khách quan”, hiện thực khách quan đòi hỏi phải nhận thức hiện thực khách quan đúng với bản chất của nó. Khoác áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học, nhất là trong nghiên cứu lý luận chính trị rất nguy hại, bởi hệ quả mà nó gây ra tác động tiêu cực, trực tiếp tới nhận thức, niềm tin và hành động của giới nghiên cứu khoa học. Và yêu cầu nghiêm túc đặt ra với người nghiên cứu là phải tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ chân lý khách quan và tỏ rõ lập trường, quan điểm nhất quán trong nghiên cứu, trung thực về đạo đức, trung thành với chân lý.

10. Luận về nội hàm “Công” trong chính sách công;

Tác giả: Bùi Nghĩa// Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội Kỳ 4-71/2019.

Tóm tắt: Là một trong số các khái niệm trung tâm, quan trọng bậc nhất của chính sách công, tuy nhiên, ở Việt Nam, nội hàm thuật ngữ “công” của ngành khoa học mới mẻ này vẫn còn nhiều nhận thức chưa thật đồng nhất. Phát triển một ngành khoa học nói chung và chính sách công nói riêng đòi hỏi tất yếu phải xây dựng được một hệ thống khái niệm đầy đủ, rõ ràng, thống nhất. Do đó, bài viết luận bàn về một phương diện, biểu hiện mới nhằm làm sâu sắc thêm về bản chất của “công” trong chính sách công thông qua khái quát từ hệ thống lý luận, thực tiễn vận động, phát triển của ngành khoa học non trẻ này ở Việt Nam.

11. Nâng cao chất lượng kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị;

Tác giả: Phạm Mạnh Khởi// Tạp chí Xây dựng đảng. Số 640-7/2019. – Tr.4-6.

Tóm tắt: Từ kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm trong kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2018, rút ra những kinh nghiệm và các giải pháp để việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại sát thực và hiệu quả hơn.

12. Nhận thức mới về mô hình chế độ chính trị ở Việt Nam qua Cương lĩnh chính trị của Đảng và những vấn đề đặt ra;

Tác giả: Phan Xuân Sơn// Tạp chí CNXH Lý luận và Thực tiễn. Kỳ 2/2019. – Tr.33-39.

Tóm tắt: Chế độ chính trị là tổng hợp các cơ chế, phương thức, quan hệ chính trị được thiết lập và sử dụng vào một giai đoạn lịch sử nhất định, trong tổ chức và vận hành hệ thống chính trị, nhằm hiện thực hóa quyền lực chính trị và mục tiêu chính trị. Nhận thức của Đảng ta về nội dung chính trị và chế độ chính trị trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã có những bước phát triển, đổi mới quan trọng, mang tính độc lập. Có thể nói sự kế thừa, phát triển, đổi mới đó đã đưa nhận thức của Đảng về nội dung chính trị của thời kỳ quá độ từ mô hình “dân chủ nhân dân” sang “chuyên chính vô sản” (tập trung – quan liêu) đến “dân chủ - pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

13. Những điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng Năm 2018 và yêu cầu đặt ra đối với lực lượng Thanh tra Công an nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện;

Tác giả: Đỗ Văn Hoành// Tạp chí Công an nhân dân. Số 6/2019. – Tr.69-72.

Tóm tắt: bài viết đi sâu phân tích những nội dung mới cần lưu ý của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, qua đó đặt ra một số yêu cầu đối với lực lượng thanh tra Công an nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Luật này nhằm đáp ứng hiệu quả công tác PCTN trong tình hình mới.

14. Những điểm mới trong quy định 192-QĐ/TW của Bộ chính trị về tổ chức Đảng trong Công an nhân dân Việt Nam;

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Thanh/ Tạp chí Công an nhân dân. Số 7/2019. – Tr.12-15.

Tóm tắt: Ngày 18/5/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 192-QĐ/TW về “Tổ chức Đảng trong Công an nhân dân Việt Nam”. Quy định 192-QĐ/TW là sự cụ thể hóa nội dung Chương VI, Điều lệ Đảng và Quy định số 29, ngày 25/7/2016 của Ban chấp hành Trung ương về “Thi hành Điều lệ Đảng”. Đây là văn bản hết sức quan trọng, là cơ sở để xây dựng, củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng trong Công an nhân dân (CAND) trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với CAND trong tình hình mới. Trong phạm vi bài viết này giới thiệu khái quát và phân tích một số điểm mới trong Quy định 192-QĐ/TW.

15. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về đảm bảo an ninh nông thôn ở Việt Nam hiện nay;

Tác giả: Đặng Văn Đoài// Tạp chí An ninh nhân dân. - Số chuyên đề 4/2019. -Tr.05-11.

Tóm tắt: Nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh nông thôn luôn là vấn đề chiến lược trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua, tình hình an ninh nông thôn trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp, hiện hữu và tiềm ẩn nhiều yếu tố đe dọa an ninh quốc gia; mặc dù vậy, nhận thức về vai trò, vị trí và tổ chức công tác đảm bảo an ninh nông thôn hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Do đó, bài viết này tập trung đề cập, gợi mở những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về đảm bảo an ninh nông thôn ở nước ta hiện nay.

16. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Tác giả: Nguyễn An Ninh// Tạp chí CNXH Lý luận và thực tiễn. - Số 1 (3/2019). – Tr.73-77.

Tóm tắt: Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân - chủ thể và là sản phẩm xã hội của “đại công nghiệp”, đã cùng trở thành luận chứng thực tiễn cho phát hiện lý luận vĩ đại của C.Mác: “Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân”. Cùng với đó là những nhiệm vụ thực tiễn của giai cấp ấy để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới: chủ nghĩa cộng sản. Đã trở thành quy luật, qua mỗi cuộc cách mạng công nghiệp thì một lần sứ mệnh ấy được bổ sung, làm mới về nội dung. Và, cũng như vậy, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tiếp nối logic đã từng được lịch sử chứng minh.

17. Sức sống của Quốc tế Cộng sản với đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở Việt Nam hiện nay;

Tác giả: Đỗ Ngọc Hanh// Tạp chí Cảnh sát nhân dân. Số 5+6/2019. -Tr.31-33.

Tóm tắt: Ngày nay, tuy Quốc tế Cộng sản không còn tồn tại, song, quan điểm, tư tưởng, đường lối mà Quốc tế Cộng sản vạch ra mãi bất diệt. Đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và đóng góp rất to lớn. Hiện nay, ở nước ta, một số cán bộ, đảng viên lập trường không kiên định đã “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” thành các phần tử cơ hội, và nhiều phần tử cơ hội tìm cách vào hàng ngũ của Đảng nhằm trục lợi. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội và những phần tử cơ hội để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sáng mãi tinh thần Quốc tế Cộng sản chân chính.

18. Tri giác dân tộc ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long;

Tác giả: Vũ Dũng// Tạp chí Tâm lý học. Số 5 (5-2019). – Tr.3-15.

Tóm tắt: Tri giác dân tộc là một dạng tri giác xã hội, trong đó thể hiện sự nhận thức, hiểu biết của chủ thể về người khác, nhóm (dân tộc) khác hay chính bản thân (dân tộc) họ. Bài viết này được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát 1.239 người dân và học sinh trung học phổ thông thuộc 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm sinh sống tại 6 tỉnh/ thành phố trên địa bàn đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đại đa số những người được hỏi đánh giá tốt về dân tộc khác. Chỉ số này thể hiện quan hệ giữa các dân tộc là tích cực. Các dân tộc tự đánh giá về mình cao hơn và tốt hơn các dân tộc khác đánh giá về họ. Đây là một đặc thù của tri giác xã hội. Các dân tộc được khảo sát đánh giá về hiểu biết phong tục tập quán, tính cách dân tộc, kinh nghiệm sản xuất, làm ăn của nhau ở mức độ tốt. có gần một nửa số người được hỏi đánh giá ở mức tốt khi hiểu biết ba khía cạnh này của các dân tộc khác.

19. Tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam: tiến trình và những bài học;

Tác giả: Nguyễn Chiến Thắng// Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Số 3 (3/2019). – Tr.3-10.

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá đầu tiến trình đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2017, trong đó khái quát lại các chính sách thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, phân tích đánh giá thực trạng tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn vừa qua theo các lát cắt về thành phần sở hữu, lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn cũng như hiệu quả đầu tư công (ICOR) từ nguồn số liệu về đầu tư công của Tổng cục Thống kê. Các nguyên nhân của các bất cập được phân tích, từ đó rút ra các bài học để nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

20. Thủ tục khởi kiện theo thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự tại Việt Nam – so sánh với pháp luật Nhật Bản và Trung Quốc;

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung// Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Số 5 (219)-2019. – Tr.35-41.

Tóm tắt: Bài viết phân tích và bình luận về thủ tục khởi kiện theo thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam, thông qua so sánh với pháp luật Nhật Bản và Trung Quốc. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong các quy định này, đồng thời tìm ra nguyên nhân nhằm đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế trên, giúp cho thủ tục rút gọn tại Việt Nam được thực thi hiệu quả trên thực tế.

21. Tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia;

Tác giả: Trần Vi Dân// Tạp chí Công an nhân dân. - Số 7/2019. – Tr.29-33.

Tóm tắt: Trải qua các giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa của dân tộc, tư duy về bảo vệ an ninh quốc gia không ngừng được Đảng ta bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển về tư duy bảo vệ an ninh quốc gia của Đảng qua các kỳ đại hội, qua hệ thống pháp luật và qua hệ thống lý luận nghiệp vụ, bài viết rút ra một số đặc điểm cơ bản của tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay, đồng thời xác định những yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.

22. Từ quan niệm công bằng của Mác nhìn nhận bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam hiện nay;

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Sang// Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. - Số 3/2019. -Tr.31-40.

Tóm tắt: Bất bình đẳng về thu nhập quá cao giữa các nhóm hộ gia đình, giữa các vùng miền có thể gây ra những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới khủng hoảng và bất ổn xã hội. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế và công bằng thu nhập luôn là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia mong muốn đạt được trong dài hạn. Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới chủ đề bất bình đẳng về thu nhập cả ở khía cạnh lý thuyết và thực tế. Bài viết xuất phát từ quan niệm công bằng của Mác, trên cơ sở đó phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra rằng: kể từ khi đổi mới, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng về thu nhập được kiểm soát khá tốt, tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách giữa các nhóm thu nhập, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do sự khác biệt về vị trí địa lý, về cơ hội tiếp cận các dịch vụ công và tiếp cận thị trường.

23. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”;

Tác giả: Trần Văn Tư// Tạp chí Khoa học giáo dục an ninh. Số 03/2019. – Tr.5-8.

Tóm tắt: Qua nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả tóm tắt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất, nguyên nhân hình thành, những biểu hiện và giải pháp phòng, chống chủ nghĩa cá nhân. Trong quan điểm Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân chỉ là chăm lo vun vén cho lợi ích riêng, đặt lợi ích cá nhân, gia đình mình lên trên lợi ích chung của giai cấp, của dân tộc, “miễn là mình béo, mặc kệ thiên hạ gầy”, nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tha hóa Đảng.. Tác giả cũng nêu lên ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII hiện nay.

24. Xây dựng lực lượng công an nhân dân theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”- Nhìn từ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng;

Tác giả: Tô Lâm// Tạp chí Cộng sản. Số 923 (8-2019). – Tr.3 - 8.

Tóm tắt: Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, trong thời gian qua, với quyết tâm chính trị cao, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gương mẫu đi đầu trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiểu quả theo phương châm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”

25. Xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới;

Tác giả: Trần Quốc Toản// Tạp chí Kinh tế và quản lý. Số 29 (3-2019). – Tr.11-20.

Tóm tắt: Ngày nay phát triển nhanh - bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, nhưng không phải nước nào cũng thực hiện được mục tiêu này. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là ở thể chế phát triển, có những thể chế tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước. Ngược lại, thể chế không phù hợp sẽ làm triệt tiêu động lực, đất nước sẽ rơi vào trì trệ, chậm phát triển. Bài viết này tập trung làm rõ vấn đề đó và những vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC

I. CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - PHÁP LUẬT 2

II. CÔNG TÁC CÔNG AN 29

III. BÁO – TẠP CHÍ 45

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

Thiếu tướng Dương Như Hồng,

Phó Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Thượng tá, Ths Nguyễn Phước Nga,

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ & Thư viện

BIÊN TẬP

Đại úy Trần Minh Hiền

Đại úy Hoàng Thị Thanh

Đại úy Đỗ Thị Hồng Nhung

Trung úy Đào Thị Tâm

Trung úy Nguyễn Trần Hương Trang

TRÌNH BÀY, SỬA BẢN IN

Thượng úy Nguyễn Đức Anh

Ấn phẩm xuất bản định kỳ theo Quý

................
................

In order to avoid copyright disputes, this page is only a partial summary.

Google Online Preview   Download