ĐẠI HỌC HUẾ



SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân

[pic]

Người thực hiện: Trần Ngọc Bảy

Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lí giáo dục

Phương pháp giảng dạy bộ môn

Phương pháp giáo dục

Lĩnh vực khác.

Có đính kèm:

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học: 2010-2011

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Ngày nay việc vào mạng Internet để tìm kiếm tư liệu, thông tin phục vụ cho công việc và học tập đã trở nên thông dụng đối với mọi người bởi sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và chính bởi sự phong phú, cập nhật của các tư liệu trên mạng.

- Các tư liệu địa lí trên mạng Internet cũng hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt là các hình ảnh, mô hình, video clip hết sức sống động và bổ ích. Tuy nhiên nó phân bố rải rác ở nhiều địa chỉ website khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và hiện đại hóa các phương tiện dạy học hiện nay, người giáo viên địa lí ngày càng đưa vào bài dạy của mình nhiều hơn các tư liệu sống động này, ngày càng sử dụng nhiều hơn các tư liệu từ mạng phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Chương trình địa lí 10 THPT bao gồm các nội dung địa lí làm cơ sở, nền tảng cho các học phần Địa lí Tự Nhiên và Địa lí KT-XH nên có tính trừu tượng cao đòi hỏi nhiều tư liệu minh họa. Việc tìm kiếm, chọn lọc, hệ thống các tư liệu ở dạng kênh hình ( hình ảnh, mô hình, video clip…) từ mạng Internet làm tư liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chương trình địa lí 10.

II – MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng được hệ thống tư liệu từ mạng Internet (gồm các tư liệu hình ảnh, mô hình và các video clip) và in xuất thành đĩa VCD, CD phục vụ cho việc dạy học chương trình Địa lí 10 THPT – phần tự nhiên.

III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chọn lọc các tư liệu dạy học Địa lí 10 từ mạng Internet.

- Xác định các tư liệu cần thiết cho việc minh họa nội dung các bài dạy trong chương trình Địa lí 10.

- Tìm kiếm, chọn lọc một số tư liệu mạng liên quan đến nội dung chương trình Địa lí 10 .

- Sắp xếp, xây dựng hệ thống tư liệu ( chứa các hình ảnh, mô hình, video clip) phục vụ cho việc dạy học các bài địa lí 10.

- In xuất thành sản phẩm.

IV – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về nội dung: tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet.

Phạm vi: chương trình địa lí 10 - phần Địa lí Tự Nhiên.

V – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông”,2004 của Nguyễn Trọng Phúc có đề cập đến các phương tiện dạy học hiện đại là phim giáo khoa và băng video. Trong cuốn này tác giả nêu lên những nét cơ bản nhất về ý nghĩa, tính chất và phương pháp sử dụng phim giáo khoa và băng video.

Trong các cuốn “ Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông, 2007, NXBGiáo Dục” và “ Phương tiện dạy học Địa Lí ở trường THPT”, của PGS-TS Nguyễn Đức Vũ có đề cập đến kĩ thuật sử dụng Internet trong dạy học địa lí và kĩ thuật sử dụng phần mềm trình diễn Powerpoint trong dạy học địa lí. Tác giả đã nêu lên những điểm căn bản khái quát về mạng Internet, giới thiệu những nét cơ bản về cách xây dựng các bài giảng điện tử bằng Powerpoint, các tranh ảnh từ mạng Internet.

Mặc dù những tài liệu này chỉ đề cập đôi nét về lí thuyết về các tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet nhưng chúng là cơ sở để chúng em đưa ra ý tưởng cũng như là những tư liệu bổ ích cho việc thực hiện đề tài này.

Trong cuốn “cẩm nang sử dụng các dịch vụ Internet”, 2003 của Nguyễn Đức Toàn - Nguyễn Hùng đã đề cập những vấn đề về cách thức sử dụng các dịch vụ từ mạng Internet, đây là tư liệu quan trọng làm công cụ rất bổ ích cho việc tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học từ mạng Internet.

Tác giả: Huỳnh Hải Sơn, “Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên Internet”, năm 2008, bài viết trên mạng

“Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học”, tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Microsoft, NXB Giáo Dục 2005.

“Internet và khai thác Internet”,tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Micrisoft, NXB Giáo Dục 2007.

Trần Đức Tuấn,“ Tăng cường sử dụng Internet trong dạy học Địa lí ở các trường THPT”, Kỉ yếu hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kĩ thuật, ĐHSP Huế, 2004.

VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp sưu tầm, phân tích, xử lí và tổng hợp tư liệu.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của đề tài đề ra để sưu tầm tài liệu, số liệu liên quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài.

2. Phương pháp tìm kiếm, xử lí, tổng hợp tài liệu trên mạng Internet.

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ mạng Internet, tiến hành phân tích tổng hợp các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm rút ra những vấn đề phục vụ cho việc nghiên cứu.

3. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

Là phương pháp sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm hỗ trợ, sử dụng các các thông tin, các tài liệu liên quan đến đề tài từ mạng Internet để xây dựng hệ thống tư liệu.

4. Phương pháp đối chiếu - so sánh

So sánh, đối chiếu, đánh giá những sự vật, hiện tượng để thấy được sự tương đồng, khác biệt trong mối tương quan tổng thể, rút ra những nhận định cần thiết.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÌM KIẾM TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ MẠNG INTERNET

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Quan niệm về tư liệu dạy học từ mạng Internet

1.1.1.1. Tư liệu dạy học từ mạng Internet

Tư liệu dạy học là các tài liệu, thông tin sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu và truyền thụ tri thức cho học sinh. Tư liệu dạy học có nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn tư liệu truyền thống như sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình chuyên môn, bản đồ, tranh ảnh, các tài liệu từ các tạp chí khoa học,…Ngoài nguồn tư liệu kể trên, hiện nay các tài liệu từ mạng Internet được sử dụng thường xuyên, rộng rãi và hết sức cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cập nhật cho giáo viên và học sinh.

Tư liệu dạy học từ mạng Internet là các tài liệu, thông tin dưới dạng dữ liệu số được chọn lọc, xử lí, sắp xếp theo một hệ thống phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học nhằm chuyển tải những tri thức khoa học cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Tư liệu dạy học từ mạng Internet cũng bao gồm các tài liệu ở hai dạng: kênh hình và kênh chữ. Các tài liệu này hết sức phong phú và đa dạng. Các tài liệu ở dạng kênh chữ phong phú và được cập nhật liên tục đảm bảo cung cấp những thông tin mang tính thời sự. Các tư liệu ở dạng kênh hình đa dạng (hình ảnh, mô hình, video clip…) với màu sắc, âm thanh sống động có giá trị minh họa cho nội dung và chứa đựng nhiều giá trị nội dung ngoài phạm vi bài học.

1.1.1.2.Đặc điểm của tư liệu dạy học từ mạng

Tư liệu dạy học từ mạng Internet chứa đựng khối lượng tri thức khổng lồ, phong phú, đa dạng. Tư liệu mạng được tổ chức thành một hệ thống được gọi là tài nguyên, chúng được lưu ở các máy chủ, được kết nối và chia sẻ trên phạm vi toàn cầu. Với khối lượng lớn người sử dụng, nhiều thành phần khác nhau, việc cung cấp và chia sẻ tài liệu được diễn ra hằng ngày, trong đó nhiều công trình khoa học được công bố, nhiều tài liệu quý, nhiều thông tin mới nhất được chia sẻ…thông qua các webside. Việc tiếp cận các thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn với việc cùng một thông tin được đăng tải trên nhiều trang web khác nhau, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, do đó người sử dụng có thể tiếp cận thông tin ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, đa dạng và đa chiều.

Từ đặc điểm trên làm cho việc lựa chọn các nguồn tài liệu chính thống, đảm bảo tính khoa học lại là một khó khăn lớn cho người sử dụng, đặc biệt trong dạy học khi các tài liệu này được sử dụng cho việc truyền thụ tri thức cho cả thế hệ học sinh.

Các tư liệu được tổ chức dưới dạng dữ liệu số, tức là các thông tin khi đưa vào máy tính đã được mã hóa. Mọi thông tin khi đưa vào máy tính đều được biểu diễn dưới dạng hệ nhị phân (là hệ đếm chỉ dùng 2 kí hiệu 0 hoặc 1 để biểu diễn). Khi một thông tin đươc đưa vào máy tính qua quá trình xử lí và được lưu trữ và sau đó thông tin được đưa ra khi người sử dụng truy cập. Do quá trình này thống nhất nên các thông tin đưa ra la thống nhất trên toàn cầu.

Các tư liệu dạy học từ mạng có hình thức chuyển tải hết sức đa dạng với hình ảnh, âm thanh sống động, màu sắc phong phú, các hiệu ứng mang tính trực quan sinh động kích thích được hứng thú học tập cho học sinh.

1.1.1.3. Vai trò của tư liệu mạng trong dạy học Địa lí

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993, (tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời.”. Trên cơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học  Địa lý chỉ với những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói của thầy giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho người học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.

Các tư liệu dạy học từ mạng Internet giúp sinh động hóa, linh hoạt hóa bài dạy địa lí. Các hình ảnh, âm thanh sống động, màu sắc phong phú, có khả năng tăng sự thu hút đối với học sinh do có tác động đến nhiều giác quan cùng một lúc, thúc đẩy học sinh tư duy để phán đoán, phân tích, tổng hợp.

Góp phần phát triển động cơ, hứng thú học tập cho học sinh: việc sử dụng các tư liệu từ mạng Internet đặc biệt là các đoạn phim video, các mô hình động, các hình ảnh là phương tiện dạy học hiện đại, được sử dụng trong các phương pháp dạy học mới khác hẳn với các phương pháp, phương tiện truyền thống mà các em thường được tiếp xúc do đó luôn tạo cho các em một không khí mới trong quá trình học tập.

Các tư liệu từ mạng có khả năng minh họa cho nội dung bài dạy địa lí và chứa đựng các giá trị nội dung hiện đại, khoa học. Sử dụng các tư liệu mạng giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, khai thác nguồn tri thức rộng lớn, hiện đại của nhân loại tránh tình trạng tụt hậu trong quá trình hội nhập vào nền giáo dục khu vực và thế giới.

Các tư liệu dạy học từ mạng góp phần hình thành, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Do tính chính xác, đầy đủ, chi tiết, sống động của các tư liệu có thể giúp rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng như nhận biết, phân tích, tổng hợp, so sánh các đối tượng địa lí.

Các tư liệu dạy học từ mạng có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí, chúng hỗ trợ giáo viên, học sinh sử dụng có hiệu quả thời gian của tiết học. Do các tiện ích kể trên mà nếu được khai thác tốt, các tư liệu dạy học sẽ giúp giáo viên điều khiển hướng dẫn học sinh nhận thức nhiều đơn vị kiến thức, giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động, sâu sắc và hứng thú với nội dung bài học.

Ví dụ: đối với các kiến thức địa lí đòi hỏi phải tư duy trừu tượng, giáo viên thường phải mất nhiều thời gian để giải thích như các hiện tượng sóng, thủy triều, sự chuyển động biểu kiến của mặt trời…nay với tư liệu dạy học từ mạng mà cụ thể là các mô hình, các đoạn phim video trực quan giúp phân tích ngắn gọn, dễ hiểu cơ chế của đối tượng trong một thời gian ngắn hơn, đảm bảo sự cân đối giữa các nội dung cần trình bày của tiết dạy.

Về phía học sinh, các hình ảnh trực quan này sẽ giúp các em dễ dàng hình thành tư duy địa lí, từ đó tự tin hơn để tiếp tục lĩnh hội tri thức.

1.1.2. Đặc điểm chương trình Địa lí 10.

1.1.2.1. Về cấu trúc

Chương trình địa lí 10 gồm hai phần địa lí đại cương:

Phần I: Địa lí tự nhiên gồm 4 chương

Chương I: Bản đồ

Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của Lớp vỏ địa lí.

Chương IV: Một số quy luật của Lớp vỏ địa lí

1.1.2.2 Về thời lượng

Chương trình được phân bố 1,5 tiết/tuần trong 35 tuần của năm. Trong đó học kì 1 là 2 tiết/tuần, học kì 2 là 1 tiết/tuần.

1.1.2.3 Nội dung chương trình

Chương trình gồm 2 phần: Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế-xã hội đại cương.

* Phần Địa lí tự nhiên đại cương:

- Về mặt lí thuyết, phần này tập trung vào 4 nội dung:

+ Bản đồ

Để giúp cho học sinh học tập tốt môn Địa lí, các kiến thức tối thiểu về bản đồ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các kiến thức này được sử dụng không chỉ đối với lớp 10, mà còn cho cả lớp 11, 12. Kế thừa những kiến thức đã có về bản đồ học ở THCS, chương trình này làm nổi bật các phép chiều hình bản đồ cơ bản cũng như một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Điạ lí trên bản đồ, sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

+ Vũ trụ

Các nội dung chính được đưa vào là Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất và hệ quả của vận động tự quay cũng như hệ quả của sự chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

+ Cấu trúc của Trái Đất và các quyển của lớp vỏ địa lí

• Cấu trúc của Trái Đất

• Thạch quyển, tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

• Khí quyển

Các nội dung chính bao gồm có khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất, sự phân bố khí áp và một số loại gió chính, ngưng đọng hơi nước và mưa.

• Thủy quyển

Các nội dung chủ yếu về thủy quyển là tuần hoàn của nước; một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông; một số sông lớn trên thế giới; sóng, thủy triều, dòng biển.

• Thổ nhưỡng và sinh quyển

Về thổ nhưỡng và sinh quyển chỉ tập trung vào 2 nội dung là khái niệm và các nhân tố hình thành thổ nhưỡng; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

• Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí

Sau khi giới thiệu khái quát về lớp vỏ địa lí, 3 quy luật chính được đưa vào chương trình là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Về mặt thực hành, các nội dung đều tập trung vào việc làm rõ hơn lí thuyết và rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ các thành phần tự nhiên cũng như vẽ và phân tích các biểu đồ liên quan đến các hiện tượng tự nhiên.

1.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa địa lí 10

1.1.3.1. Về cấu trúc

Sách giáo khoa (SGK) Địa lí 10 ban cơ bản gồm 2 phần, 10 chương và 42 bài trong đó có 7 bài thực hành và 35 bài lí thuyết. Trong đó:

- Phần Địa lí tự nhiên gồm 4 chương, 21 bài (trong đó riêng bài 9 là 2 tiết, còn lại các bài đều 1 tiết), bao gồm 18 bài lí thuyết và 3 bài thực hành.

Bảng:

|Chương |Số tiết |Trong đó |

| | |Lí thuyết |Thực hành |

|1. Bản đồ |4 |3 |1 |

|2. Vũ trụ. Hệ quả các vận động của trái đất |2 |2 |0 |

|3.Cấu trúc của trái đất. các quyển của lớp vỏ địa lí. |14 |12 |2 |

|4. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí |2 |2 |0 |

|Tổng số |22 |19 |3 |

1.1.3.2. Về nội dung

Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và cập nhật nhằm đáp ứng mục tiêu bộ môn đối với sách cơ bản.

Nội dung SGK địa lí 10 gồm 2 mảng kiến thức về Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Tuy nhiên ở mảng kiến thức nào nó cũng thể hiện qua kênh chữ và kênh hình.

* Kênh chữ

Kênh chữ trình bày tiêu đề của bài; trình bày các thông tin của bài trong từng đoạn kiến thức ngắn; trình bày các câu hỏi giữa bài, câu hỏi kèm theo hình ảnh; câu hỏi và bài tập cuối bài; trình bày tóm tắt của bài; trình bày bài đọc thêm.

Kênh chữ là phần quan trọng hàng đầu của SGK địa lí 10. Thông qua kênh này các khái niệm cơ bản, định nghĩa, quy luật…được trình bày rõ ràng giúp cho học sinh nhận thức được nội dung chính của bài học. Đây có thể coi là kiến thức rất cơ bản, được chọn lọc kĩ lưỡng sao cho vừa cô đọng, khúc triết vừa phù hợp với trình độ của học sinh.

* Kênh hình

Kênh hình trong SGK địa lí 10 rất phong phú, đa dạng với các 49 sơ đồ, 34 bản đồ và lược đồ, 32 tranh ảnh ,11 biểu đồ, 6 bảng kiến thức, 23 bảng số liệu.

Hệ thống kênh hình trong SGK có ý nghĩa hết sức to lớn, trước hết nó bổ sung, minh hoạ cho kênh chữ, là kiến thức thực tiễn chứng minh cho kênh chữ. bên cạnh đó hệ thống kênh hình còn bổ sung cho những kiến thức còn thiếu, kênh hình trong SGK như nguồn tri thức thứ hai, khi khai thác kênh hình sẽ giúp học sinh tìm ra được những kiến thức mới mẻ, bổ ích, mặt khác có thể rèn luyện khả năng tư duy và kĩ năng địa lí cho học sinh.

Hai hệ thống kênh hình và kênh chữ không tồn tại biệt lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hoà quyện vào nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất, là công cụ hữu ích cho học sinh tìm kiếm tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lí.

* Các câu hỏi và bài tập

Các câu hỏi và bài tập là một bộ phận hữu cơ trong SGK địa lí 10. Các câu hỏi thường dưới 2 dạng: Dạng câu hỏi xen kẽ trong bài và dạng câu hỏi, bài tập ở cuối bài. Tuy mức độ có khác nhau nhưng dạng câu hỏi, bài tập cuối bài có tác dụng giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến thức và trong chừng mực nhất định góp phần tăng cường rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí.

Sách có hệ thống câu hoỉ và bài tập hết sức phong phú và đa dạng với gần 200 câu hỏi và bài tập. có các câu hỏi vận dụng trí nhớ để kiểm tra mức độ hiểu biết bài học, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của chương trình; có các câu hỏi phát triển tư duy cho học sinh, yêu cầu học sinh suy luận, giải thích các vấn đề nêu ra trong bài; có các câu hỏi và bài tập rèn luyện kĩ năng và củng cố kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ…

* Bài thực hành

Sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT có 7 bài thực hành, chiếm tỉ lệ 16,6%.

Nội dung các bài thực hành rất đa dạng, rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng khác nhau như : kĩ năng bản đồ; kĩ năng xử lí, phân tích bảng số liệu, kĩ năng vẽ, nhận xét, giải thích biểu đồ; kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và viết báo cáo…

Với những đặc điểm trên, chương trình và SGK địa lí 10 đối với đề tài này có những thuận lợi và khó khăn nhất định:

Thuận lợi: SGK địa lí 10 được trình bày logic đảm bảo tính mỹ thuật, khoa học và tính sư phạm. Kênh hình, kênh chữ đan xen, bổ sung cho nhau để tạo nên một thể thống nhất về kiến thức và kĩ năng. Đây là cơ sở để những người thực hiện đề tài tìm kiếm những tư liệu hình ảnh, video bám sát nội dung chương trình, SGK địa lí 10.

Khó khăn: Hệ thống kiến thức và kĩ năng thông qua SGK địa lí 10 là không nhỏ đặc biệt các nội dung thuộc hai phần địa lí đại cương ( ĐLTN đại cương) mang tính khái quát, trừu tượng cao. Nên việc tìm kiếm các tư liệu từ mạng để vừa minh họa cho các nội dung này, vừa phát triển được tư duy địa lí cho học sinh không phải la công việc dễ dàng. Đặc biệt trong phần địa lí tự nhiên nhiều kiến thức địa lí được đánh giá là khó, đòi hỏi các em phải phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình khi xem các tư liệu thì mới đạt được hiệu quả dạy học cao.

1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 10

Mỗi một con người đều trưởng thành từ ghế nhà trường, đều được tiếp nhận những nội dung kiến thức phong phú. Càng lên cao sự phong phú về kiến thức càng tăng, mức độ khó cao hơn.

Đối với học sinh lớp 10 không còn là thiếu niên hầu hết các em đã là đoàn viên, thanh niên. Các em đã trưởng thành nên có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống thực tiễn. Rèn luyện cho chính mình những kĩ năng, kĩ xảo nhất định và cả lòng nhiệt huyết. Một số em được sự hướng dẫn của giáo viên đã bắt đầu hình thành những tư tưởng hướng nghiệp nhất định, ý thức bản ngã cao.

Ở lứa tuổi 14-15 tồn tại trong các em các tư tưởng trẻ con lẫn người lớn cho nên tâm sinh lí cực kì phức tạp. Các em sẽ tiếp xúc nhiều môn đặc biệt ở lớp 10 các em được làm quen với môi trường mới, được học những môn học có tính chất đại cương với nhiều khái niệm trừu tượng, khái quát và sâu sắc hơn. Mặc dù vậy ở lứa tuổi này các em rất nhạy cảm và có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan vận động. Các em bắt đầu biết tư duy một cách độc lập, sáng tạo và có cả tính phê bình và tự phê bình. Chính những đặc điểm đó đã giúp học sinh thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Xu hướng thay đổi phương pháp dạy học hiện nay

Nghị quyết Trung Ương 4 khoá VII đã xác định “Khuyến khích tự học” phải “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.

Điều 24.2, Luật giáo dục quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ Tướng Chính Phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,…”

Với những định hướng chung nêu trên dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng đang có những thay đổi mạnh mẽ, cơ bản trên nhiều phương diện mà trước hết là trong phương pháp dạy học. Từ lối dạy học thầy đọc-trò chép sang thầy tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và học sinh chủ động, tích cực làm việc với nguồn tri thức mới dưới sự chỉ đạo của giáo viên.

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn Địa Lý nói riêng.

Ngày nay, sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, kiến thức hình thành rất nhanh, do đó nhu cầu tiếp nhận thông tin tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng, để đáp ứng nhu cầu trên cần phải có đổi mới về mục tiêu và phượng pháp đào tạo, những cải cách cả về nội dung, phượng pháp và hình thức đào tạo theo hướng tích cực hoá quá trình đào tạo.

Nhằm đáp ứng yêu cầu, phát triển của khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội, công nghệ giáo dục đã xuất hiện và có vị trí nhất định trong lý luận dạy học hiện đại trong đó việc sử dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, Tin học đã phát triển rất mạnh đã tạo nên cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội... Xác định tầm quan trọng của Tin học, ngày 17-10-2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện việc nghiên cứu đổi mới phượng pháp dạy học nhằm bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nhận thức khoa học, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, thông qua hoạt động tự giác, tích cực, tự lực của bản thân học sinh để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực của học sinh trong quá trình dạy và học đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà lý luận dạy học, các giáo viên phổ thông

Bởi vậy, việc đưa vào bài dạy địa lí các hình ảnh, mô hình động, các đoạn video clip…từ mạng Internet có vai trò quan trọng trong việc giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học sang hướng tích cực. Bởi lẽ, học sinh phải tăng cường hoạt động, sử dụng phối hợp nhiều giác quan vào việc lĩnh hội tri thức như vừa nghe, nhìn và phải tư duy phân tích, so sánh…Đồng thời giáo viên hạn chế lối dạy đọc-chép nhưng phải chuẩn bị bài dạy học một cách kĩ lưỡng hơn, đa dạng hơn về phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học…

1.2.2. Hiện đại hóa phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học (PTDH) không chỉ đơn giản là những hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà là sự “ vật chất hóa” các tri thức địa lí. PTDH còn là “hình ảnh kép” của phương pháp dạy học. Mối phương pháp dạy học với đặc trưng là một hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt mục đích nhất định, đòi hỏi phải có phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp. Có nghĩa là nói đến phương pháp dạy học là nói đến phương tiện, thiết bị dạy học và ngược lại. Chúng có sự thống nhất hữu cơ với nhau, hòa vào trong nhau, ở một khía cạnh nào đó phương tiện dạy học cũng là một yếu tố quan trọng để đạt đến mục tiêu dạy học. Nó vừa là công cụ dạy học vừa là nguồn tri thức cần tìm tòi, khám phá để rút ra những nội dung cần thiết cho nhân thức của mình.

Thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên có điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách tinh giản, đầy đủ, sâu sắc…giúp học sinh đào sâu những tri thức đã lĩnh hội, kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để rút ra được những kết luận cần thiết có độ tin cậy. Đặc biệt trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay thì các phương tiện, thiết bị dạy học lại cáng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nếu không có các phương tiện dạy học thì đồng nghĩa với việc “dạy chay” và lối dạy học “ thầy đọc-trò chép”.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kĩ thuật vi tính, càng ngày các phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại càng được sử dụng thường xuyên và phổ biến, do đó càng có điều kiện cho việc các giáo viên tăng cường sử dụng các tài liệu từ mạng Internet trong bài dạy địa lí, và nhiều khi có thể nói việc tìm kiếm, sử dụng tư liệu mạng Internet trở thành một nhu cầu tất yếu trong quá trình dạy học.

Trong dạy học hiện nay có rất nhiều loại PTDH truyền thống lẫn hiện đại được đưa vào sử dụng khá phổ biến:

Bảng 1.1: So sánh giữa PTDH truyền thống và PTDH hiện đại

|Các PTDH truyền thống |Các PTDH hiện đại |

|- Bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ… |- Phim video giáo khoa |

|- Các tài liệu tham khảo, SGK, tranh ảnh, hình vẽ… |- Máy chiếu overhead |

|- Hình vẽ của giáo viên trên bảng |- Máy vi tính |

|- Số liệu thống kê, bảng kiến thức, phiếu học tập… | |

1.2.3. Sự phát triển của mạng Internet

Internet là một hệ thống thông tin máy tính toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới. hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hoá (giao thức IP).

Về danh nghĩa, Internet là một mạng phi thương mại, không có trạm điều hành trung tâm và không thuộc về một cá nhân, tổ chức hay chính phủ nào. Internet có xuất xứ từ mạng ARAPnet vào năm 1969 ( một mạng nội bộ thô sơ giữa Bộ quốc phòng Hoa kì và một số trường đại học và phòng thí nghiệm của chính phủ). Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng như hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), truy tìm dữ liệu (search), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế giáo dục như chữa bệnh hoặc tổ chức các lớp học từ xa…

Từ những năm giữa thập kỉ 90, Internet đã phát triển cực kì mạnh mẽ và được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá và giáo dục. ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, Internet đã trở thành một công cụ rất hữu hiệu đối với dạy học địa lí hiện đại không chỉ trong các trường đại học mà còn cả trong các trường phổ thông. Với sự hỗ trợ của mạng Internet dạy học địa lí đã có những biến đổi to lớn không chỉ về nội dung dạy học mà cả phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Hiện nay ở nước ta, hầu hết các trường từ trung học cơ sở (THCS) cho đến trung học phổ thông (THPT) ở các địa phương đều đã được trang bị phòng máy tính phục vụ cho môn tin học. Tuy nhiên, tùy mức độ phát triển kinh tế ở khu vực nơi trường “đóng đô” mà mức đầu tư có khác nhau.

Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa môn tin học vào chương trình đào tạo ở 2 cấp THCS và THPT. Ngoài ra, một số trường có điều kiện đưa thêm môn tin học vào chương trình “hướng nghiệp dạy nghề” cho học sinh tự chọn. chương trình tin học ở phần “hướng nghiệp dạy nghề” dạy tương tự hoặc một phần của chương trình đào tạo chứng chỉ tin học. Việc đưa tin học trở thành một nhiệm vụ đào tạo đã buộc các trường đầu tư máy tính và các thiết bị.

Hiện nay, nhiều trường ở các cấp học phổ thông đã trang bị được máy chiếu (projector) để giáo viên dùng vào tiết bài giảng điện tử. Tuy nhiên, phần lớn những trường này thường mới chỉ có một máy chiếu và một máy tính xách tay (laptop) phục vụ cho bài giảng điện tử. Có trường để máy chiếu cố định trong phòng học đa chức năng, giáo viên đăng ký lịch sử dụng phòng này, đến giờ học bài giảng điện tử, toàn bộ học sinh tập trung tại đây. Tùy vào điều kiện nhà trường, số bài giảng điện tử trong một học kỳ của một giáo viên có khác nhau, nhưng ít nhất phải có một bài giảng trong học kỳ. Do không thành thạo trong việc sử dụng máy tính và khai thác nguồn thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng điện tử có sẵn trên mạng Internet nên việc soạn bài giảng điện tử đối phần lớn giáo viên là cả một vấn đề, tốn nhiều thời gian và công sức. Đối với công tác quản lý, các trường đã bắt đầu sử dụng các phần mềm phục vụ cho các công việc hàng ngày.

Trong báo cáo về tình hình công tác khoa học công nghệ năm học 2004-2005, Bộ GD-ĐT luôn khẳng định sau 30 tháng thực hiện bản thoả thuận, đã có 98% các trường THPT kết nối Internet và tính đến tháng 6/2005, cả nước có 33% trường THCS được kết nối.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ MẠNG INTERNET

2.1. Tổng quan về các công cụ hỗ trợ tìm kiếm tư liệu mạng.

2.1.1. Phần mềm tin học

Phần mềm (tiếng Việt còn được gọi là nhu liệu; tiếng Anh: software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Sản phẩm phần mềm được phân loại như sau :

* Theo phương thức hoạt động :

- Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.

- Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm ác tính.

- Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được viết bởi các lập trình viên bằng một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh .

* Theo khả năng ứng dụng :

- Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.

- Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng...

Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó.

Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.

2.1.2. Các phần mềm được sử dụng trong đề tài

Đa số các phần mềm được sử dụng trong đề tài đều là các phần mềm ứng dụng. Cụ thể:

2.1.2.1. Phần mềm hỗ trợ download Internet Download Manager (IDM)

IDM là phần mềm hỗ trợ download đứng đầu thế giới hiện nay, nó giúp người sử dụng tải các tài nguyên từ Internet về máy với tốc độ nhanh gấp 400-500%, có thể đặt lịch và khôi phục các file bị gián đoạn do mất kết nối, lỗi mạng, tắt máy, hoặc mất điện đột ngột.

Giao diện đồ họa đơn giản tạo cho người dùng cảm giác thân thiện và dễ dàng khi sử dụng. Internet Download Manager có nguyên lý tăng tốc download thông minh với công nghệ phân đoạn dữ liệu linh hoạt và tải nhiều phần an toàn để tăng tốc độ download của bạn. Không giống như các chương trình quản lý và tăng tốc khác, Internet Download Manager tự động phân đoạn trong suốt quá trình tải, xử lý và tái sử dụng các kết nối sẵn có mà không cần thêm giai đoạn kết nối và đăng nhập để đạt được hiệu suất tăng tốc tốt nhất. Các tính năng khác bao gồm hỗ trợ đa ngôn ngữ, xem trước file nén, tải về theo chuyên mục, đặt lịch chuyên nghiệp, âm báo hiệu cho các thao tác, hỗ trợ HTTPS, xử lý các file chờ, giúp đỡ và hướng dẫn bằng HTML, tăng cường bảo vệ máy khỏi virus khi tải dữ liệu hoàn thành, cải tiến quá trình với file có dung lượng lớn (hữu ích cho các kết nối sử dụng chính sách cân bằng truy cập hoặc FAP như Direcway, Direct PC, Hughes, vv), và nhiều chức năng khác.

Không những thế, IDM còn có thể giúp người dùng download dễ dàng các clip, các bài nhạc ở tất cả các trang, kể cả những trang dấu link download : YouTube, Google Video, MySpaceTV, . . . chỉ với 1 click chuột.

Tầm quan trọng của phần mềm này đối với đề tài là rất lớn. Vì ngoài những dạng tài liệu dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh có thể sao chép trực tiếp, thì dạng tài liệu video clip và phim giáo khoa thì phải tải (download) về máy từ các đướng dẫn file. Tuy vậy nếu tải về bằng ứng dụng có sẵn của Windows thì tốc độ tải rất chậm, thêm vào đó dung lượng một video thường rất lớn (10-80Mb) và cần một thời gian khá dài, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của đề tài và tiền bạc. Nhờ có phần mềm này, tốc độ tải video tăng lên rất nhanh, tải được nhiều dạng video và ở nhiều trình duyệt khác nhau của bất kì ở trang Web nào. Đa phần các video tải về thuộc dạng video FLV (Flash Video). Một điểm nữa là phần mềm này có thể tải cùng một lúc từ 10-20 video tùy theo cài đặt, nhờ vậy dạng tài liệu video khá phong phú và đa dạng.

2.1.2.2. Pazera Free FLV to AVI Converter

Pazera Free FLV to AVI Converter là công cụ chuyển đổi video miễn phí giúp chuyển đổi các tập tin Flash Video (FLV, SWF) sang AVI hoặc MPEG. Đó là các tập tin có thể chơi với bất kỳ máy nghe nhạc video. các tập tin FLV thường được sử dụng trong Internet bởi các dịch vụ như YouTube hoặc Google Video. 

Các tập tin FLV thường được sử dụng trong Internet của YouTube, Google Video và các dịch vụ video khác. Đó là các tập tin không được hỗ trợ bởi Windows Media Player và các phương tiện truyền thông phổ biến khác chơi. Để hiển thị FLV video bạn cần phải chuyển đổi tập tin sang định dạng đáng tin cậy hơn, chẳng hạn như AVI hay MPG. 

The Pazera Free FLV to AVI Converter giao diện là một rất đơn giản và thân thiện. Để chuyển đổi các tập tin flash video, chỉ cần kéo và thả chúng vào cửa sổ chính và bấm nút CONVERT.

Đối với đề tài thì phần mềm này có tác dụng chuyển đổi định dạng đuôi video .flv sang đuôi .avi hoặc .mpg. Đây là những đuôi video có thể sử dụng trong Powerpoint để giảng dạy và Movie maker để chỉnh sửa, biên tập lại. Phần mềm này dễ dàng sử dụng, không cần nhiều thời gian tìm hiểu. Phần mềm này cũng thực hiện chuyển đổi nhiều file video cùng một lúc. Trong thời gian nó chuyển đổi chúng ta có thể làm được nhiều việc khác. Đây cũng là một phần mềm khá quan trọng, bởi vì các video tải về đa phần là đuôi flv, rất khó sử dụng trong các ứng dụng khác. Trong khi nhiều người dùng cấp cao có thể tùy chỉnh các thông số video và âm thanh mã hóa được sử dụng bởi bộ mã hóa: bitrate âm thanh và video codec, âm thanh và video, khung hình / giây, lấy mẫu tần số, độ phân giải, khối lượng và khác thì dùng phần mềm này rất tiện lợi và tiết kiệm được thời gian

2.1.2.3. Windows Live Movie Maker for Windows 7

Hãng Microsoft vừa tung ra trên mạng, phiên bản mới nhất Windows Live Movie maker v14. Windows movie maker này là một công cụ hoàn toàn miễn phí từ Microsoft giúp bạn có thể biến đổi từ các hình ảnh, đoạn video clip của bạn thành ra các video, slideshow thật đáng nể.

Phiên bản Windows Live Movie Maker mới nhất này cho phép bạn tạo ra nhiều video hay slideshow dạng HD`( nghĩa là 420p, 720p và cả 1080p) cũng như các độ phân giải SD (bình thường) như trước đây..Nó cũng có rất nhiều hiệu ứng chuyển tiếp làm cho phim bạn thêm sinh động, thật bắt mắt..

Điều đáng tiếc duy nhất là phiên bản .Windows Live Movie Maker mới này chỉ chạy được trong Vista hay Windows 7, hoàn toàn không chạy trong Windows XP.

* Các tính năng mới nhất là:

Làm phim nhanh và thật dễ dàng: Tự động biến đổi các video clip của bạn cũng như hình ảnh thành ra các phim cực kỳ hay . Automovie thêm vào tựa đề, các đoạn chuyển tiếp  và hiệu ứng  và làm tương  thích chúng lại tất cả cho bạn.  Nếu bạn có nhiều thì giờ, hãy chỉnh sửa lại các video clip thêm vào các hoạt hình, nhiều hiệu ứng thị giác cho thật sinh động. Tất cả đều thực hiện sau không đầy 1 phút.

Cải thiện chỉnh sửa: bạn có thể thay đổi các phim video clip của bạn bằng các công cụ chỉnh sửa của Movie maker ... Cắt tỉa lại video clip để còn lại những phần mà bạn muốn trình diển, xem thôi. Thêm vào để tựa, chuyển tiếp nhạc nền  và hiệu ứng làm mờ đi hay phóng to ra đều được .

Trong đề tài này, việc biên tập lại các video là việc hết sức cần thiết. vì đa phần các video này đều lấy từ các nguồn ở nước ngoài, không phải ngôn ngũ tiếng Việt. Để hiểu và sử dụng được các video này ta phải biên tập lại, hay nói cách khác là đưa ngôn ngữ tiếng việt (phụ đề) vào video để mọi người cùng hiểu. Phần mềm này còn có tác dụng cắt video tùy ý, tạo hiệu ứng, việc trích xuất sản phẩm nhanh chóng và độ nét cao, hình ảnh sắc nét…

2.1.2.4. MTD9 EVA (Phần mềm dịch thuật)

Với mtd9 EVA, bạn có thể:

* Tra cứu từ Anh sang Việt, từ Việt sang Anh, giải thích mục từ tiếng Việt, từ viết tắt tiếng Anh, tham khảo các tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ v.v... Tự động tra từ trên những phần mềm khác như các trang html của trình duyệt Web, Word, Excel, PowerPoint, email…

* Có thể nghe phát âm của từ bằng cách nhắp vào hình loa trong cửa sổ AutoLook này. Ta muốn tra từ tiếng Việt hay tiếng Anh đều được, mtdEVA2 tự động nhận biết đó là từ Việt hay Anh và đưa nghĩa từ phù hợp và chính xác. Ngoài ra, không chỉ từ đơn, mtdEVA2 còn tra từ ghép, cụm từ...

* Dịch tự động một đoạn văn khi có kết nối internet vào máy chủ của Lạc Việt. mtdEVA9 còn có khả năng dịch trực tiếp đoạn văn bản tiếng Anh (có thể trong file Word, PDF hay trang web):

* Tra chéo từ Việt sang Anh và Anh sang Việt tức thời.

* Cập nhật thông tin thường xuyên từ máy chủ của Lạc Việt. Kể từ nay, Lạc Việt mtd sẽ có tính năng tự động cập nhật các bản update sửa lỗi và cập nhật mục từ mới qua tính năng Update Online.Thêm bớt Từ điển .

Để tạo ra điểm mới trong đề tài này, việc mở rộng nguồn tìm kiếm ra các nguồn tài liệu từ nước ngoài đòi hỏi chúng ta cần biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Với vốn từ vựng ít ỏi, phần mềm này là một người phiên dịch hiệu quả khi chuyển các từ khóa tìm kiếm sang tiếng anh để tìm kiếm tư liệu và dịch tài liệu sang tiếng việt để tăng tính cập nhật về kiến thức mới. nó có thể dịch cả đoạn văn nếu kết nối với Internet, hoặc dịch từng phần. Ngoài việc làm mới thêm tư liệu, người làm cũng tăng thêm vốn từ vựng tiếng Anh.

2.1.3. Các thiết bị lưu trữ

2.1.3.1. Đĩa cứng DVD

DVD (còn được gọi là “Digital Versatile Disc” hoặc “Digital Video Disc”) là một định dạng lưu trữ đĩa quang phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu.

DVD có nhiều điểm giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu.

Sự khác nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi, DVD-R và DVD+R có thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVD-RW, or DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.

DVD sử dụng ánh sáng laser diode có bước sóng 650nm, khác với bước sóng 780 nm đối với CD. Việc làm này cho phép tạo nên những điểm nhỏ hơn trên bề mặt đĩa (1.32 micromet cho DVD còn 2.11 micromet đối với CD). Tốc độ ghi của DVD là 1X, là 1350 kB/s (1318 KiB/s), trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu tiên. Các mẫu gần đây hơn đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần nhanh hơn.

Đĩa DVD chính là thiết bị lưu trữ chủ yếu khi trích xuất ra sản phẩm, vì ngoài tài liệu là hình ảnh và văn bản thì video chiếm một dung lượng khá lớn (khi chưa biên tập lại video thì dung lượng mà nó chiếm tới là 10Gb). Dự kiến sau khi trích xuất sản phẩm là từ 5-7Gb. Do đó, chỉ có đĩa DVD mới đủ điều kiện lưu trữ, hơn nữa đây là thiết bị dễ sử dụng và tiện lợi.

2.1.3.2. Ổ cứng

Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Nó là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được. Ổ cứng thường được gắn liền với máy tính để lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên.

Toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi máy tính (hoặc các thiết bị sử dụng ổ đĩa cứng) có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ đĩa cứng. Việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm.

HDD có tác dụng lớn trong việc lưu trữ dữ liệu trong máy tính (để bàn, laptop) với dung lượng rất lớn, thường từ 40 – 500Gb. Nó không những chứa dữ liệu mà nó chứa các phần mềm xử lý của máy tính. Nói cách khác, HDD là nơi chứa mọi tài nguyên của máy tính.

2.1.3.3. Thẻ nhớ

Thẻ nhớ là một dạng bộ nhớ mở rộng của các thiết bị số cầm tay (Các thiết bị số cầm tay bao gồm: PocketPC, SmartPhone, Điện thoại di động, Thiết bị giải trí số di động, Máy ảnh số, Máy quay số...). Thẻ nhớ sử dụng công nghệ flash để ghi dữ liệu. Thẻ nhớ thường có kích thước khá nhỏ nên thường sử dụng cho các thiết bị số cầm tay.

Thẻ nhớ được chia thành nhiều thể loại: CompactFlash Type I/II (CF), Microdrive, Secure Digital (SD), miniSD, Micro SD, MultiMediaCard (MMC), RS-MMC, Micro MMC, Memory Stick, Memory Stick PRO, Memory Stick Duo, Memory Stick PRO Duo, xD.

Tốc độ đọc/ghi của thẻ nhớ thường được hỗ trợ theo các chuẩn khác nhau. Chuẩn Class 6 cho phép tốc độ truyền nhận dữ liệu tối thiểu đảm bảo ở mức 6 MBps, tương tự chuẩn Class 2 cho phép tốc độ truyền nhận dữ liệu tối thiểu đảm bảo ở mức 2 MBps.

USB có tác dụng chuyển đổi dữ liệu giữa các máy tính khác nhau, dáng vẻ gọn nhẹ, nhỏ nhắn, tiện lợi. Dung lượng của một USB hiện nay thường từ 2-8Gb. Đối với đề tài này là một thiết bị hết sức cần thiết.

2.1.4. Các công cụ tìm kiếm tư liệu từ mạng Internet.

Các công cụ tìm kiến tư liệu mạng thực chất là các trang Web có công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm tài liệu.

2.1.4.1. Công cụ tìm kiếm Google ().

Công cụ Google được phát triển trên ý tưởng tìm kiếm web của hai Nghiên cứu sinh tại đại học Stanford danh tiếng (Mỹ) là Larry Page và Sergey Brin năm 1997. Ý tưởng ban đầu xuất phát từ Page khi anh nghiên cứu các liên kết (links) giữa các website và hướng tới một công cụ có thể tìm kiếm web dựa trên mối liên kết này. Page và Brin sau đó phát triển công trình khoa học này trong nội bộ đại học Stanford trước khi biến Google thành một cỗ máy thực sự để phục vụ xã hội lớn như ngày nay.

Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.

Vào khoảng thời gian 9/2008, Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự động của mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài.

Khi nhập một từ khóa dù dài hay ngắn và nhấn “tìm kiếm”, Google sẽ trả về cho bạn kết quả phù hợp nhất theo thứ tự từ trên xuống dưới cho dù bạn nhập vào một từ khóa không đúng chính tả. Không những vậy, khả năng tùy biến nâng cao có thể giúp cho bạn tìm kiếm chính xác cụm từ, tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định, trong một website nhất định hay theo định dạng file, ngôn ngữ…

Công cụ tìm kiếm Google không chỉ dựa trên từ khóa bạn yêu cầu mà còn có thể tự động mở rộng phạm vi tìm kiếm đối với các từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, hoặc khi bạn gõ sai chính tả. Khả năng mở rộng phạm vi tìm kiếm chính là yếu tố khiến cho Google trở nên “thông minh” và thân thiện hơn với người dùng.

Đối với đề tài, đây là một công cụ trợ giúp đắc lực và chủ yếu trong việc tìm kiếm tài liệu. Cách thức làm việc của công cụ này rất đơn giản, chỉ cần đưa ra một từ khóa mà chúng ta cho rằng từ khóa này sẽ mang lại thông tin mà bạn cần tìm, sau đó bạn nhập vào công cụ tìm kiếm Google và nhấn enter. Công cụ này sữ tự động tìm kiếm tất cả những liên kết là các trang web chứa nội dung về từ khóa mà bạn cần tìm. Thời gian thực hiện công việc này chỉ mất từ 0,5 đến 3s mà thôi. Công việc còn lại là lựa chọn trang Web nào và xem nội dung có đúng với yêu cầu không. Công cụ này có thể đưa ra từ 10 – 10.000 kết quả khác nhau, nhiều khi hơn thế nữa. nhưng chúng ta chỉ nên lựa chọn trong 100 kết quả đầu để tiết kiệm thời gian.

Cũng trên công cụ này chúng ta cũng có thể tìm kiếm vô số hình ảnh, video trích xuất từ nhiều trang Web khác nhau, dựa trên từ khóa mà bạn muốn tìm. Tất cả các thông tin tìm thấy được chúng ta đều có thể đưa về máy tính cá nhân hoặc thiết bị lưu trữ.

2.1.4.2. Công cụ tìm kiếm video từ Youtube ().

Với cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa hàng triệu video khác nhau, để có thể tìm kiếm được video chứa nội dung ưng ý từ Youtube không phải là việc dễ dàng. Bộ máy tìm kiếm của YouTube có nhiều đặc điểm giống như Google. Trong thực tế, nó dùng cùng một phương thức tìm kiếm để cho ra kết quả. Đó là tìm kiếm dựa trên các từ khóa. Từ một từ khóa mà người dùng nhập vào, công cụ Youtube sẽ đối chiếu, so sánh với tên của các file trong cơ sở dữ liệu của mình và đưa ra những video gần với nội dung mà từ khóa muốn tìm. Sau đó bạn phải xem những video và lựa chọn đoạn phim phù hợp và tải về dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm download.

2.1.4.3. Công dịch thuật Google dịch ()

Google Dịch thuật (hay Google Translate) là một dịch vụ dịch thuật trực tuyến được Google cung cấp. Nó dùng để dịch tự động một đoạn ngắn, hoặc nguyên một trang web sang ngôn ngữ khác, đối với tài liệu có kích thước lớn người dùng cần tải lên cả tài liệu để dịch. Hiện tại Google Dịch thuật đã bắt đầu hỗ trợ tiếng Việt. Ở phiên bản tiếng Việt, mặc định là dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Đây là một công cụ được nằm trong nhóm công cụ của Google có chức năng dịch tương đối chính xác từ một ngôn ngữ này ra nhiều ngôn ngữ khác tùy theo yêu cầu người dùng. Công cụ này cũng dịch được cả tiếng việt ra nhiều ngôn ngữ khác và ngược lại. nó có thể dịch từng từ hoặc một đoạn văn với nhiều ký tự. Khả năng chính xác của công cụ này khá cao đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Cách sử dụng công cụ khá đơn giản; bạn chỉ cần nhập từ cần dịch, chọn ngôn ngữ đầu vào và chọn ngôn ngữ đầu ra, nhấn nút dịch là bạn đã có ngay bản dịch mà không phải mất nhiều thời gian và công sức tra từ điển hoặc các trung tâm dịch thuật.

2.2. Phương pháp tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học địa lí 10 từ mạng Internet.

2.2.1. Định hướng tư liệu cần tìm kiếm.

Định hướng tư liệu tức là xác định thông tin cần tìm nhằm đưa ra bộ từ khóa chính xác. Một khi từ khóa đã xác định thì nội dung tìm kiếm sẽ được khoanh vùng, từ khóa càng trọng tâm thì nội dung sẽ càng gần với nội dung mà chúng ta cần.

2.2.1.1. Xác định nội dung bài học.

Trước khi có ý định tìm kiếm một thông tin hay một tài liệu gì đó, chúng ta cần phải nắm được nội dung chính của bài học. công việc này có thể thực hiện được thông qua công tác soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên. Khi soạn giáo án, nếu như muốn biết thêm thông tin về một nội dung chưa rõ, người giáo viên phải xác định đó là những nội dung nào và những từ khóa chính có thể nhanh chóng tìm ra tài liệu mong muốn. Từ khóa để bạn tìm kiếm trên mạng có thể chính là cụm từ có trong bài học, trong Sách Giáo khoa, hoặc là một cụm từ khác có nghĩa gần hoặc liên quan nhiều đến nội dung chính của bài học.

2.2.1.2. Chuẩn bị các từ khóa cần tìm

Khái niệm từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ mà nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề nào đó. Mặc định các công cụ tìm kiếm như google, yahoo.. sẽ tìm kiếm theo tất cả từ mà bạn đánh vào trong ô tìm kiếm, thì những từ đó chính là từ khóa.

- Từ khóa rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của bạn. Thông tin có chính xác, hữu ích và bạn có mất thời gian hay không ... Tất cả sẽ tùy thuộc vào nó. Vì vậy đây là bước quan trọng trong quá trình tìm thông tin của bạn.

- Từ khóa được lấy từ các khái niệm, các cụm từ trong SGK với ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, việc do giới hạn về trình độ mà đa phần chúng ta thường tìm tài liệu trên mạng với ngôn ngữ Tiếng Việt là chủ yếu. Để nguồn tài liệu thêm phong phú và đa dạng, hạn chế việc tìm kiếm mà không có nội dung phù hợp, bạn nên dùng các từ khóa nước ngoài và chuyên ngành. Việc này không khó vì chúng ta chỉ cần sử dụng công cụ Dịch thuật của Google và MTD dịch từ tiếng việt sang tiếng Anh. Nếu tìm được nội dung ta cũng sẽ sử dụng các công cụ này để chuyển sang tiếng Việt.

2.2.1.3. Những yêu cầu thiết yếu và kỹ năng lựa chọn từ khóa

* Những yêu cầu thiết yếu       

+ Vốn ngoại ngữ: Nếu bó buột thông tin trong tiếng Việt thì bạn sẽ gặp trở ngại lớn. Vì đa số trang Web bây giờ sẽ thông tin bằng ngôn ngữ riêng và trình bày thêm 1 ngoại ngữ, thường là tiếng Anh. Vì vậy Anh ngữ là yêu cầu lớn nhất (ít nhất là đọc hiểu). Khi dùng Anh ngữ để gõ từ khóa thì xác xuất tìm ra sẽ lớn nhất. Tuy nhiên từ khóa chung chung thì số lượng trang tìm được sẽ quá nhiều, do đó bạn phải có khả năng tìm ra từ (cụm từ) chuyên biệt hơn nhằm thu hẹp số lượng trang tìm ra. Lưu ý hạn chế gõ sai chính tả.

+ Vốn chuyên môn: Khi tìm tài liệu về bất cứ chuyện gì thì bạn phải có kiến thức tối thiểu về chuyện đó. Hiểu biết càng nhiều thì việc tìm sẽ càng hiệu quả.  Không những thế bạn cần phải biết chọn lọc nội dung, chọn từ khóa, biết được các mối liên hệ, cách thu hẹp phạm vi của từ khóa.

+ Tính kiên trì: Nếu gõ vào từ khóa mà được quá nhiều kết quả hay kết quả không như ý, hoặc là  không cho ra kết quả nào hết.  Thì khoan bỏ đi mà hãy nghĩ lại bộ từ khóa của mình có chính xác không, viết đúng chính tả không, nên thêm hay bỏ bớt từ nào.... (nhiều khi mình dịch từ tiếng việt ra tiếng anh rồi gõ đại vào và nhận được kết quả không vừa ý thì do mình dùng sai chữ).

+ Trình độ tin học: Hiện nay tin học không còn là điều xa lạ, ở đâu cũng có những ứng dụng của Tin học và Công nghệ thông tin. Tuy nhiên việc sử dụng được những ứng dụng này không phải ai cũng biết đến, đặc biệt là đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, phương tiện thiết bị và khả năng tìm tòi… Đối với việc tìm kiếm tư liệu trên mạng trong thời gian gần đây đã được thuận tiện hơn trước vì đã có một số ứng dụng, phần mềm viết bằng tiếng Việt, các công cụ dịch thuật …

+  Dùng thêm sự hỗ trợ của tự điển hay sách giáo khoa: Để tìm ra từ khóa vừa chi tiết vừa chính xác về đề tài mà mình tìm kiếm thì cách hay nhất là dùng tự điển và sách giáo khoa để xem lại.... Nhiều khi không tìm ra trang Web với từ khóa mà bạn nghĩ ra vì nó quá nhiều nghĩa hay chung chung. Dùng tự điển để kiếm ra chữ khác đặc biệt, không chứa nhiều nghĩa mà sát với vấn đề bạn đang tìm.

* Kỹ năng lựa chọn từ khóa       

+  Từ khóa càng chuyên sâu càng đạt kết quả cao: Từ khóa càng mô tả chi tiết và chính xác những gì bạn muốn tìm thì kết quả tìm gặp sẽ càng cao. Lưu ý: các trạng từ, liên từ đóng vai trò không quan trọng (trừ khi nó nằm trong cụm từ trích dẫn "")và sẽ bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua (Trong tiếng Anh: a, an, the, is, and, or, of, you, me, my ...)   

+  Dùng từ tương đương hay đồng nghĩa: Cùng 1 vấn đề một số tác giả thích dùng từ này, số khác thích dùng từ khác. Nếu bạn bỏ xót 1 từ đồng nghĩa nào thì bạn sẽ mất 1 cơ hội tìm ra bài viết của tác giả đó (nếu bài đó của 1 tác giả xuất sắc vậy thì càng uổng hơn). Ngoài ra việc dùng chữ viết tắt thêm vào bộ từ khóa của 1 danh từ khoa học cũng rất quan trọng.

2.2.2. Sử dụng các công cụ tìm kiếm.

Khi đã xác định được bộ từ khóa, bạn phối hợp một các linh động với các toán tử trên. Để hạn chế phạm vi tìm kiếm và thông tin được chính xác. Với mỗi kiểu phối hợp sẽ cho kết quả khác nhau. Nếu không tìm được kết quả nào với bộ từ khóa tiếng Việt bạn hãy dùng từ khóa tiếng Anh tương ứng. Sau đây là tuần tự các bước tìm kiếm.

2.2.2.1. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google.

* Tìm kiếm thông thường.

Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Word) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.

Tiếp theo đó ta mở công cụ tìm kiếm của Google thông qua các trình duyệt Internet Explorer 8, hoặc Google Chrome, sau đó vào địa chỉ trang web . Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm. Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.

Các lựa chọn tìm kiếm trên công cụ: Web: Tìm trên cả các Web Site;; Hình ảnh: Chỉ tìm hình ảnh từ các trang Web; Video: Tìm những video gắn với từ khóa.

Hiện nay, một số trang Web chuyên dùng được biết đến là những trang Web chứa các tài liệu chuyên dụng như , … tuy nhiên, các trang Web này chỉ giới hạn trong phạm vi các tài liệu có trong CSDL của nó chứ không thể đáp ứng đầy đủ mọi như cầu. Còn công cụ Google lại đưa ra các liên kết chứa các nội dung mà chúng ta muốn tìm. Như vậy công cụ tìm kiếm này linh hoạt và mở rộng hơn.

* Tìm kiếm nâng cao.

Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép sử dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đây là các thông số và điều kiện lọc thông dụng:

+ Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi kết quả tìm kiếm

Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có từ bị loại bỏ.

Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ 

Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính - máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó.

+ Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm

Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải có thêm từ bắt buộc.

Cú pháp: từ khóa + từ bắt buộc

Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó.

+ Tìm chính xác từ khóa.

Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định.

Cú pháp: "từ khóa"

Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả là máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính.

Các điều kiện lọc và thông số kèm theo từ khóa (từ muốn tìm) để giúp cho kết quả tìm kiếm chính xác như mong muốn, các điều kiện lọc này được kết thúc bằng dấu hai chấm (:) và tiếp liền theo sau (không có khoảng cách) là thông số hay từ khóa cần tìm.

+ Tìm bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Do giới hạn về nguồn tài liệu tiếng Việt nên việc chuyển sang tìm kiếm tài liệu từ các trang Web nước ngoài sẽ hữu hiệu hơn, khả năng tìm thấy và mở rộng tài liệu sẽ nhiều hơn

Cách làm cũng không quá phức tạp. Đầu tiên từ trình duyệt Web, ta mở thêm công cụ dịch thuật . Sau đó, đưa từ khóa bằng ngôn ngữ tiếng việt vào công cụ dịch thuật để chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh. Xem bản dịch và thực hiện lệnh copy (Ctrl + C). Việc còn lại là dán bản dịch vào công cụ tìm kiếm, nhấn enter. Các kết quả sau khi xuất hiện ra, hãy nhấp chuột vào dòng chữ “dịch trang này” ở bên phải mỗi kết quả tìm thấy được. Thao tác này có tác dụng dịch toàn bộ nội dung trang Web ra ngôn ngữ tiếng Việt. Một cách khác nữa là sau khi bạn tìm được một đoạn tài liệu, hãy sao chép nó và đưa vào công cụ dịch thuật và lựa chọn ngôn ngữ muốn dịch, sau đó nhấn nút dịch. Như vậy, hạn chế về ngoại ngữ phần nào đã được giảm bớt.

Chúng ta cũng có thể tìm từ khóa nước ngoài trước (nếu không có kết nối mạng) bằng phần mềm MTD 9.

2.2.2.2. Tìm Video bằng công cụ Youtube.

Để tìm video, các bạn làm như sau:

– Mở trình duyệt web Internet Explore và nhập địa chỉ: . Màn hình của trang youtube hiện ra.

– Gõ từ liên qua đến đoạn phim cần tìm vào ô Tìm kiếm.

Ví dụ: cần tìm phim nói về “Vũ trụ” hãy gõ vào từ khóa: “vũ trụ”

– Nhấn Enter hoặc click chuột vào nút Search để tìm. Trang web hiển thị các đoạn phim có tiêu đề chứa từ khóa mà chúng ta gõ.

– Để xem một đoạn phim, chúng ta click chuột chọn đoạn phim đó.

– Nếu đó không phải là đoạn phim bạn cần. Chọn nút để trở lại trang trước, rồi tiếp tục chọn xem phim khác cho đến khi tìm được phim ưng ý.

– Các bạn cũng có thể tìm bằng từ khóa tiếng anh (cách dịch như việc tìm kiếm từ khóa trong công cụ tìm kiếm nâng cao của google) sẽ cho nhiều kết quả hơn.

Ví dụ: cần tìm phim về Trái Đất hãy gõ bằng từ khóa “the Earth”

Youtube không chính thức cho người dùng tải xuống, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng liên kết các video của youtube qua các website khác để tải về, hoặc dùng các phần mềm để tải xuống như IDM, Youtube Downloader HD,

Sau khi chúng ta xem và tìm được bộ Video clip phù hợp và đúng với yêu cầu, hãy sử dụng công cụ IDM (Internet Download Manager) để tải các đoạn video về máy và lưu trữ trên ổ cứng. Công việc này rất thuận tiện vì ở trên mỗi video trong Youtube phía trên góc phải luôn có một nút lệnh “ Download this video?” . Nút lệnh này có tác dụng tải video về và nó thuận tiện hơn nhiều so với các trang web download video từ youtube chuyên dụng. Bạn chỉ cần chọn nơi lưu và ghi nhớ nơi lưu nếu muốn tải nhiều video vào một thư mục.

Đa số các Video tải về nhờ IDM đều có định dạng là đuôi FLV, cho nên muốn sử dụng tích hợp trong Powerpoint và trong giảng dạy cần chuyển đổi định dạng sang các đuôi khác như Avi, Wmv và được xử lý qua phần mềm Windows Live movie maker trước khi đưa vào sử dụng.

2.2.3. Lưu trữ , xử lý và biên tập, in xuất tư liệu.

2.2.3.1. Lưu trữ những tài liệu tìm được.

* Đối với tài liệu dạng chữ.

Những bài biết liên quan đến nội dung của các bài học tìm được trên mạng Internet thông qua các công cụ, cách tốt nhất để lưu trữ và thuận tiện cho việc sử dụng sau này hãy nên lưu trữ dưới dạng văn bản (Word).

Cách thực hiện khá đơn giản như khi lưu trữ vản bản làm trên Microsoft Word (MS Word).

+ Đầu tiên từ trang Web đã tìm được tài liệu, bạn bôi đen những đọa văn bản mà bạn muốn đưa sang MS Word. Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C hoặc vào Edit\Copy.

+ Mở cửa sổ MS Word, nhấn Crtl + V hoặc vào File\ Paste.

+ Tiến hành lưu file MS Word: nhấn Ctrl + S => Xuất hiện hộp thoại Save as. Chọn nơi lưu ở ô Look in, đặt tên cho văn bản ở ô File name. Sau đó nhấn OK.

* Đối với tài liệu là hình ảnh.

Cách thức lưu trữ hình ảnh cũng khá đơn giản. Đối với mỗi hình ảnh tìm được trên công cụ tìm kiếm Google hoặc các trang Web khác, nếu hình ảnh nào bạn muốn lưu về máy tính của mình cần thực hiện những thao tác sau:

- Từ trang Web chứa hình ảnh, bạn click chuột phải vào hình ảnh bạn muốn đưa về máy.

- Chọn “Save picture as…”

- Hộp thoại Save picture xuất hiện. Chọn nơi lưu ở ô Look in, đặt tên cho hình ảnh ở ô File name. Sau đó nhấn OK.

* Đối với tài liệu là Video.

Các video không thể lưu trực tiếp như tài liệu dạng văn bản và hình ảnh mà phải lưu gián tiếp thông qua việc tải về (download) của các phần mềm hỡ trợ Download. Đa phần các video tìm được của đề tài đều có nguồn từ công cụ tìm kiếm video Youtube cho nên các file video khi tải về sẽ được lưu tại đường dẫn tải về của phần mềm hỗ trợ download IDM.

2.2.3.2. Xử lý tài liệu.

Sau khi các tài liệu đã lưu trữ ở trên ổ cứng, công việc tiếp theo là phải xử lý tài liệu. Bởi vì các tài liệu được lưu trữ ở trên chưa hẳn đã được sử dụng cho mục đích dạy học do một số hạn chế của các phần mềm trong dạy học, và hiệu quả giảng dạy. Các tài liệu cần được xử lý đó là dạng văn bản và dạng video.

* Xử lý dạng tài liệu văn bản.

Khi sao chép tài liệu dạng văn bản từ trên các trang web và lưu trữ theo file Word thì có một số định dạng cần xử lý gồm:

+ Định dạng lại chữ: Nên định dạng cỡ chữ 13, font Times new roman, căn thẳng hai lề, xóa bỏ các liên kết, chữ màu đen.

+ Cần loại bỏ những đoạn văn không cần thiết và không phù hợp. Đòi hỏi những người xử lý cần đọc và rút gọn lại.

* Xử lý dạng Video.

Điểm mới nhất của đề tài đó là những tài liệu dạng video được lấy từ các trang Web nước ngoài, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh. Ngoại ngữ và một khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt. Do vậy, những tài liệu dạng video này nếu muốn hiểu và ứng dụng được cho giáo viên, và học sinh lớp 10 cần phải có sự chuyển đổi, biên dịch sang tiếng Việt. Cách biên dịch lại các video khá phức tạp, sau đây là các công đoạn biên tập.

✓ Đổi đuôi file video.

Các video khi tải về đều có định dạng đuôi là đuôi *.flv, kiểu file này rất khó để biên dịch cũng như ứng dụng để xem hoặc giảng dạy. Do đó, các video này cần được chuyển đổi đuôi, cụ thể lè từ đuôi *.flv sang *.avi hoặc *.mpg.

Để chuyển đổi đuôi ta cần dùng đến phần mềm Pazera Free FLV to AVI Converter (Chuyển đổi các tập tin Flash Video). Cách dùng khá đơn giản

+ Đầu tiên ta chạy phần mềm và đưa các file video có đuôi flv vào phần mềm ở khung Add file.

+ Tiếp theo là chọn dạng đuôi sẽ đưa ra sau khi chuyển đổi là avi hay mpg ở khung Output file format

+ Chọn nơi lưu file sau khi đã đổi đuôi ở khung Output directory. Có thể chỉ ra đường dẫn đến một nơi lưa khác khi nhấn nút Browse. Sau đó chỉ ra nơi lưu thích hợp.

+ Cuối cùng nhấn nút CONVERTER để thực hiện chuyển đổi.

Phần mềm sẽ tự động đổi đuôi, tùy vào dung lượng mà thời gian chuyển đổi sẽ nhanh hay chậm. Nếu đã chuyển đổi xong, nên xóa những file gốc (đuôi flv) để tiết kiệm dung lượng.

✓ Biên dịch file Video.

Sau khi đã có được các file có định dạng đuôi là avi hoặc mpg, công việc tiếp theo là phải sử dụng phần mềm Movie Maker để tiến hành biên dịch video.

Một số yêu cầu trước khi biên dịch:

- Người biên dịch phải có vốn từ tiếng Anh chuyên ngành về địa lý, phải có khả năng nghe hiểu tiếng anh tương đối khá, cụ thể hơn là trình độ ngoại ngữ tiếng anh tương đương trình độ B.

- Không cần phải dịch hết toàn bộ đoạn video mà phải biết và nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, những nội dung cần thiết phải minh họa và làm rõ. Sau đó ở trong video có nội dung tương ứng thì phải biên dịch để làm nổi bật kiến thức cơ bản. Nếu có những đoạn không cần thiết thì nên cắt bỏ.

- Những đoạn video không nên quá dài, độ dài mỗi video dùng để minh họa trong giảng dạy và trình chiếu nên từ 1-5 phút (do thời lượng tiết học không cho phép).

- Nên biên dịch dưới hình thức làm phụ đề. Vì nếu vừa xem kết hợp đọc nội dung là các phụ đề thì khả năng tiếp thu và lưu giữ của học sinh sẽ tốt hơn.

- Phần mềm đang sử dụng là Windows live Movie maker for Windows 7, phiên bản tiếng việt.

Biên dịch video bằng phần mềm Movie maker.

- Đầu tiên ta khởi chạy phần mềm Movie maker, chọn khung Thêm video và ảnh và đưa video cần thiết theo các đường dẫn vào phần mềm.

- Tiếp đó nhấn nút chạy Phát để xem video.

- Tách bỏ những đoạn video không cần thiết bằng cách chọn vị trí cần tách, nhấn chuột phải và chọn Tách

- Sau khi đã nghe qua và dịch sang tiếng Việt, ta tiến hành làm phụ đề cho video. Ở vị trí nào cần chèn phụ đề ta chọn Phụ đề, tiến hành chọn font chữ, cỡ chữ và gõ nội dung vào. Công việc tiếp theo là phải thiết đặt thời gian xuất hiện phụ đề ở khung Thời lượng chữ.

- Chúng ta cũng có thể thiết đặt hiệu ứng trong mỗi đoạn video khi chọn khung Hiệu ứng hình ảnh và Hoạt hình.

- Cuối cùng là trích xuất video.Thông thường nên trích xuất ra kiểu file Độ nét rõ chuẩn ở khung chia sẻ. (để hạn chế dung lượng quá lớn cho mỗi video, và chất lượng của kiểu file này khá tốt.

- Dạng đuôi trích xuất ra là dạng *.wmv. dạng đuôi này chạy được trên mọi phần mềm trình chiếu, và dừng trực tiếp ngay trong Poweroint để giảng dạy.

2.2.3.3. Biên tập tài liệu.

Biên tập tài liệu sẽ là công đoạn sắp xếp toàn bộ những tài liệu tìm thấy và đã được xử lý theo một hệ thống nhất định nhằm mục đích dễ dàng cho người sử dụng và phù hợp với cách tìm kiếm một bài cụ thể với mục đích tham khảo để giảng dạy.

Đề tài “Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học Địa lý 10 THPT từ mạng Internet” có mục đích cuối cùng là đưa ra hệ thống tư liệu dạy học Địa lý 10. Do đó, các tài liệu sẽ căn cứ trên cấu trúc chương trình tức là dựa trên các phần, các chương mà cụ thể là các bài để sắp xếp tài liệu.

Trong mỗi bài lý thuyết sẽ có hệ thống tài liệu bao gồm: Hình ảnh, tài liệu (văn bản) và video. Cấu trúc tổ chức hệ thống tư liệu sẽ dựa trên cây thư mục:

Với cách tổ chức này, mỗi khi dạy đến chương nào, bào nào chỉ cần chọn đúng vị trí mỗi bài là có thể tham khảo được dễ dàng hệ thống tư liệu dành riêng cho mỗi bài đó. Hơn nữa kiểu tổ chức dạng số hóa kể cả hình ảnh và văn bản sẽ giúp người dùng soạn thảo bài giảng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian soạn thảo hay Scan.

2.2.3.4. Trích xuất sản phẩm.

Sau khi đã hoàn tất các khâu tìm kiếm, xử lý, biên tập hệ thống tư liệu, công việc cuối cùng là hoàn thành và tạo ra sản phẩm. Sản phẩm sẽ là toàn bộ những tư liệu đã được tổ chức, biên tập có hệ thống theo cây thư mục. Do toàn bộ dữ liệu được thể hiện là dạng dữ liệu số hóa và để sử dụng lâu dài, thuận tiện, sản phẩm được trích xuất thành đĩa DVD với dung lượng từ 3,4-5 Gb. Với sản phẩm này có thể sử dụng với mọi máy tính có đầu đọc đĩa DVD, theo như hiện nay thì đa phần các máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay đều có loại ổ được đĩa này.

2.3. Cách thức sử dụng sản phẩm.

2.3.1. Ứng dụng vào thiết kế bài giảng điện tử.

Việc sử dụng các phim video, hình ảnh vào việc thiết kế bài giảng điện tử hết sức đa dạng, phong phú tùy thuộc vào ý tưởng thiết kế giáo án của người giáo viên. Song mỗi trường hợp sử dụng phải có mục đích sư phạm rõ ràng. Thời gian phải được quy định thích hợp với nội dung của bài.

Số lượng các phim và hình ảnh phải phù hợp với nội dung và thời lượng tiết học cũng như trình độ của học sinh. Giáo viên không nên đưa vào bài giảng một số lượng lớn các phim, ảnh mà chỉ chọn các nội dung tiêu biểu, các nội dung khó và mang tính trừu tượng cao của bài học để đưa vào bài giảng các đoạn phim, ảnh nhằm minh họa và giải thích cho học sinh.

Khi đưa vào bài giảng các phim và hình ảnh, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh giải thích, phân tích cặn kẽ những đoạn phim và hình ảnh nhằm hoàn thiện tri thức địa lý cho các em.

2.3.2. Trình diễn trực tiếp

Giáo viên có thể chiếu phim, hình ảnh cho học sinh xem vào trước, trong và sau tiết học. Dù là ứng dụng vào thiết kế giáo án điện tử hay là trình diễn trực tiếp thì trước khi chiếu giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết mục đích của phim, ảnh có nội dung gì, giải quyết nhiệm vụ gì? Minh họa kiến thức hay mở rộng kiến thức…

Trong và sau khi chiếu để nâng cao hiệu quả của phim và hình ảnh, giáo viên cần định ra kế hoạch và biện pháp hướng dẫn học sinh, giải thích, phân tích cặn kẽ những đoạn phim và hình ảnh. Giáo viên cần tránh trường hợp chiếu phim, ảnh cho học sinh xem mà không kiểm tra sự nhận thức, lĩnh hội tri thức của học sinh về những nội dung mình vừa được xem.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 TỪ MẠNG INTERNET

3.1. Hệ thống tư liệu hình ảnh. ( phụ lục )

3.2. Hệ thống các mô hình.

20.1. Vòng tuần hoàn Cacbon. 20.2. Vòng tuần hoàn nước.

3.3. Hệ thống các video clip.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Có thể khẳng định mạng Internet là một địa chỉ hữu ích trong việc tìm kiếm tư liệu dạy học môn Địa Lí nói riêng và các môn khoa học khác nói chung. Bằng các phương pháp thu thập, xử lí thích hợp đề tài đã tạo ra được một hệ thống tư liệu hình ảnh, video clip sống động về các sự vật hiện tượng trong phần tự nhiên của chương trình địa lí lớp 10 THPT. Đề tài đã làm rõ được các vấn đề sau:

1. Quan niệm về tư liệu dạy học từ mạng Internet.

2. Đặc điểm chương trình Địa lí 10 ( phần tự nhiên đại cương )

3. Đặc điểm sách giáo khoa địa lí 10.

4. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 10.

5. Xu hướng thay đổi phương pháp dạy học hiện nay.

6. Sự phát triển của mạng Internet.

7. Tổng quan về các công cụ hỗ trợ tìm kiếm tư liệu mạng.

8. Phương pháp tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học địa lí 10 từ mạng Internet.

9. Cách thức sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh những vấn đề đã phân tích, đánh giá đề tài không tránh khỏi một số hạn chế, rất mong sự chỉ bảo đóng góp của quý thầy, cô giáo.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng, 2004, “Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực”, NXB Đại Học Sư Phạm.

- Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc, 1998, “Lí luận dạy học địa lí”, NXB ĐHQG Hà Nội.

- Trần Thị Tuyết Mai, 2004, “Sử dụng thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học”, Kỉ yếu hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kĩ thuật, ĐHSP Huế.

- Nguyễn Trọng Phúc, 2004, “Giáo Trình phương pháp dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông”, Huế.

- Nguyễn Trọng Phúc, 2004, “Một số vấn đề dạy học địa lí ở trường phổ thông”, NXB ĐHQG Hà Nội.

- Nguyễn Trọng Phúc, 2001, “ phương tiện thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí”, NXB ĐHQG Hà Nội.

- Nguyễn Đức Toàn – Nguyễn Hùng, 2003, “Cẩm nang sử dụng các dịch vụ Internet”, NXB Thống Kê.

- Trần Đức Tuấn, 2004,“ Tăng cường sử dụng Internet trong dạy học đại lí ở các trường THPT”, Kỉ yếu hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kĩ thuật, ĐHSP Huế.

- Nguyễn Đức Vũ, 2007, “ Kĩ thuật dạy học Địa lí THPT”, NXB Giáo Dục.

- Nguyễn Đức Vũ, 2006, “ Phương tiện dạy học Địa Lí ở trường THPT”, NXB Giáo Dục.

- Tư liệu trên một số website

E. PHỤ LỤC

* Bài 1: Các phép chiếu hình.

1.1: Lưới chiếu hình nón cắt 2 vĩ tuyến. 1.2:Các vị trí tiếp xúc của phép chiếu hình trụ

1.3. Lưới chiếu hình nón 1.4. Cơ sở lưới chiếu hình nón chuẩn

1.5. Khái niệm bản đồ 1.6. Phép chiếu phương vị

1.7. Phép chiếu hình nón 1.8.Phép chiếu phương vị

1.9. Phép chiếu hình trụ chuẩn 1.10. Lưới chiếu Robinson

1.11. Sai số trong lưới chiếu Robinson .1.12. Hệ thống kinh vĩ tuyến. 1. 13. Bản đồ hai cực.

1.14. Sai số trong lưới chiếu hình nón 1.15. Sai số trong phép chiếu phương vị chuẩ* Bài 2: Phương pháp biểu hiện.

2.1. Bản đồ địa hình. 2.2. Phương pháp ký hiệu

2.3. Bản đồ biểu đồ. 2.4. Phương pháp chấm điểm.

2.5. Phương pháp dạng đường 2.6. Phương pháp chấm điểm.

2.7. Phương pháp vùng phân bố 2.8. Phương pháp nền chất lượng

2.9. Phân tầng địa hình. 2.10. Đường bình độ.

2.11. Bản đồ biểu đồ 2.12. Phương pháp dạng đường

2.13. Hình ảnh. 2.14. Ký hiệu tượng hình.

Bài 5: Vũ Trụ -Hệ Mặt Trời-Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục cuả Trái Đất

5.1 Vinasat 1. 5.2. Vệ tinh nhân 5.3. Big_Bang21.

5.4.Big-Bang. 5.5. Cấu trúc sao chổi

5.6. xoắn ốc. 5.7. Hệ mặt trời 2009.

5.8. Múi giờ trên Trái Đất. 5.9. Thiên thạch.

5.10. Lực Coriolis. 5.11. Hiệu ứng lực Coriolis.

5.12. Hadley. 5.13. Trục Trái Đất.

* Bài 6- Hệ qủa chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

6.1. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. 6.2. Các vị trí đặc biệt vào các ngày

6.3. Mặt trời đối với địa điểm ở xích đạo. 6.4. Bốn mùa.

6.5. Đông chí -hạ chí. 6.6. Quỹ đạo Trái Đất.

6.7.Ngày đêm ở ngày hạ chí. 6.8. Ngày đêm ở đông chí.

6.9. Độ dài ngày ở đông chí. 6.10. Hai mùa đặc biệt.

* Bài 7: Cấu trúc Trái Đất – Thạch Quyển – Thuyết Kiến Tạo Mảng

7.1. Cấu trúc của Trái Đất. 7.2. Dịch chuyển đối lưu của vật chất bao Manty.

7.3. Lớp vỏ Trái Đất. 7.4. Các mảng thạch quyển.

7.5. Sự tiếp xúc giữa các mảng thạch quyển 7.6. Sự tiếp xúc giữa mảng lục địa và mảng đại dương.

7.7. Hinh thành biển và Đại dương. 7.8. Các mảng thạch quyển.

* Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

8.1. Các kiểu đứt gãy. 8.2. Đứt gãy.

8.3. Đứt gãy và uốn nếp. 8.4. Sự hình thành địa hào.

* Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

9.1. Phong hóa sinh học. 9.2. Phong hoa do gió.

9.3.Crystal Cave in Sequoia National Park. 9.4. Phong hóa do tuyết.

9.5. Phong hóa vật lí.

* Bài 11: Khí quyển - sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

11.1. Bức xạ đến Trái Đất. 11.2. Cân bằng bức xạ. 11.3. Tầng Ozon.

11.4. Tỷ lệ các chất trong khí quyển. 11.5. Bản đồ phân bố năng lượng mặt trời trên Trái Đất. 11.6. Hiệu ứng nhà kính.

* Bài 12: Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính

12.1.Phân bố hoàn lưu. 12.2.Các đai khí áp-gió trên Trái Đất. 12.3.Hoàn lưu khí quyển

12.4.Cao áp- hạ áp. 12.5. Xoáy thận - xoáy nghịch. 12.6.Các đới gió trên Địa cầu.

12.7.Nguyên lý tạo gió. 12.8.Gió đất - biển ban ngày. 12.9. Gió đất-biển ban đêm. 12.10. Các loại mây.

12.11. Gió núi-thung lũng ban ngày. 12.12. Gió núi-thung lũng ban đêm. 12.13. Gió mùa châu Á.

12.14. Các đới gió. 12.15. Gió trên địa cầu. 12.16. Các đai đới khí áp. 12.17. Các đới khí hậu.

Bài 13: Hơi nước trong khí quyển - mưa

13.1. Front nóng. 13.2. Front lạnh. 13.3. Cấu trúc phía trước của Front.

13.4. Thời tiết khi front đi qua. 13.5.Vòi rồng. 13.15.Tiếp xúc hai front.

* Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

15.1. Tuần hoàn nước. 15.2. Lượng nước trên Trái đất. 15.3.Bốc hơi. 15.4. Giáng thủy.

15.5. Lưu vực sông Nile. 15.6. Sông Amazon. 15.7. Sông Yenisey

* Bài 16: Sóng – Thủy Triều – Dòng biển

16.1. Hải lưu. 16.2. Thủy triều - tuần trăng. 16.3.Lực dẫn triều.

16.4.Lực hút đối với lớp nước Trái Đất. 16.5.Độ lớn thủy triều. 16.6. Triều cường.

16.7.Dao động thủy triều. 16.8. Sóng thần Sumatra - Indonesia.16.9.Vận tốc sóng

* Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

17.1. Cơ cấu đất. 17.2.Thành phần đất. 17.3. Phẫu diện đất.

17.4. Đất xói mòn. 17.5. Ruộng bậc thang. 17.6. Trồng rừng bảo vệ đất.

* Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật

18.1.Các quyển. 18.2. Rừng nhiệt đới. 18.3. Rừng ôn đới.

18.4. Xavan châu phi. 18.5. Hoang mạc Atacama. 18.6. Đồng rêu bắc cực.

18.7. Thảo nguyên Yily, Trung Quốc. 18.8. Rừng đước ngập mặn - Cà Mau. 18.9. Cao su trên đất bazan - Tây nguyên

* Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

19.1.Đài nguyên ở Alasca. 19.2.Đồng rêu địa y núi cao. 19.3.Rừng xích đạo.

* Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

20.1. Hoang mac Atacaama khi có dòng lạnh chạy qua. 20.2,3. Hoang mạc Atacama khi Ennino xuất hiện

-----------------------

Hình 2.1 : Cửa sổ giao diện của phần mềm Internet Download Manager 5.19

Hình 2.2: Cửa sổ giao diện của phần mềm Pazera Free FLV to AVI

Hình 2.5: cửa sổ giao diện của công cụ tìm kiếm Google

Hình 2.3: Cửa sổ giao diện của phần mềm Windows Live Movie Maker

Hình 2.4 : Cửa sổ giao diện của phần mềm MTD9 EVA

Hình 2.6: cửa sổ giao diện của công cụ tìm kiếm video Youtube

Hình 2.7: Cửa sổ giao diện của công cụ dịch thuật Google dịch

Hình 2.8: Thực hiện tìm kiếm và tải về từ trang Youtube

Hình 2.10 : Cấu trúc tổ chức hệ thống tư liệu theo cây thư mục.

Hình 2.11: Sơ đồ thể hiệ quy trình tìm kiếm, xử lý và xây dựng hệ thống tư liệu Địa lý 10

Các công đoạn

Công cụ hỗ trợ

Quy trình tìm kiếm, xử lý, xây dựng hệ thống tư liệu địa lý 10

Nội dung mở rộng

Nội dung chuyên môn

Trình chiếu, giảng dạy (GAĐT)

Movie maker

PM đổi đuôi, chỉnh sửa văn bản

ổ cứng HDD

USB

Sản phẩm

(DVD)

Biên tập

(thư mục)

Xử lý, biên dịch video

Ctrl +C, save as…

IDM

Lưu trữ

Download

Tìm kiếm

Google dịch

Trình độ cá nhân

Youtube

Công cụ Google

Từ khóa

Xác định nội dung

................
................

In order to avoid copyright disputes, this page is only a partial summary.

Google Online Preview   Download